Bấm “Gửi” rồi - mới nghĩ ra là còn điều chưa viêt – cái tính
“nhanh nhẩu đoảng “ ngày xưa còn mẹ, tớ luôn bị mắng – sao mà đúng thế, được cái
may mắn là gia đình và bạn bè thân thể tất – cho cơ hội “chậm “ nghĩa là nghĩ thêm,
viết thêm, làm thêm điều chưa nghĩ, chưa viết và chưa làm Nhưng dĩ nhiên là cái gì cũng có giá của nó (hic)
Muốn làm thành viên đăng bài thì gửi cho Hữu Thành huuthanh.ng@gmail.com lời đề nghị. Muốn góp lời thì bấm vào từ "nhận xét" ở dưới mỗi bài. Chú ý trước khi bấm gửi thì phải chọn tư cách đăng nhận xét là "Tên" hay "Ẩn danh" nếu chưa có danh khoản Google.
Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015
Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015
Thư giãn với Hoa
Hè này nóng khủng khiếp, các bác nhà ta chắc chẳng ai muốn ra khỏi nhà - mồ hôi mồ kê làm mất hết hình ảnh chưa kể chẳng may say nắng lại làm khổ bạn đời , con cháu. . Thôi thì tự tìm cái gì đó để thư giãn vậy. Xin chia sẻ với các bác trong lớp sự lựa chọn của tớ - kèm theo một vài thành quả nho nhỏ đã có được trong năm .
Như tớ đã giãi bày trước , sau khi về hưu tớ là đệ tử của của nhóm các Cụ Bà yêu và trồng hoa, nghe thì ghê gớm và hoành tráng nhưng cũng chỉ loanh quanh vài cái chậu cây có lẽ dễ trồng nhất quả đất, giá trị đầu tư thì chắc chắn rẻ nhất quả đất , cơ hội thành công thì gần như nhất quả đất và niềm vui thì vô bờ, không đong đếm được. Nếu bác nào đã kinh qua cái công việc này rồi thì chắc sẽ thấy nhận xét của tớ là vô cùng đúng đắn và chính xác, có chăng chỉ thua mấy bác chơi golf mà thôi- Kể ra so vậy thì bằng bì phấn với vôi, cơ mà thi thoảng cứ phải AQ một tí cho hạ huyết áp.
Tớ nhiều lúc "không cùng chí hướng " với chồng con lại ra ngắm vài chậu hoa cảnh, tưới tắm, tỉa tót, tán vài câu với chị bạn hàng xóm cũng yêu hoa thế là lúc quay vào quên béng mất mọi sự , nhiều khi lại nhờ đồng chí chồng sửa cho vài cái dây treo thế là tình già lại thêm phần thắm thiết - lợi hại thật. Tớ coi đây là một lợi điểm giành cho người chơi hoa nên "dù ai nói ngả nói ngiêng" tớ cứ ra chợ thấy hàng hoa là phải ngó nghiêng , thấy cây mới thế nào cũng thử nghiệm. Thành công không ít nhưng thất bại cũng nhiều. Quyết không nản. Chia sẻ với các bác một số thành quả của tớ :
1. Bạn hoa giấy này mùa nào cũng thấy bán nhưng mùa hè là mùa nở rực rỡ nhất, càng nắng càng nhiều hoa. Tớ có mấy thùng xốp định trồng rau sạch nhưng xem ra niềm đam mê với hoa lớn hơn nên dùng luôn trồng hoa giấy trên sân thượng, như vậy được nhiều đất mà lại nhẹ, dễ di chuyển. Bạn hoa giấy này nếu ít đất quá khó phát triển. Bạn này nhiều mầu sắc , mầu nào cũng đẹp, nhìn xa thấy rực rỡ, nhìn gần cũng dễ ưa, mỗi tội là nhiều gai và không có mùi thơm., Hơi tiếc.
2. Đây là bạn cẩm tú cầu, phải nói luôn là cây này năm nay tớ mới trồng, với hy vọng là sang năm bạn ấy sẽ tiếp tục ra hoa, tớ cũng lên "kế hoạch" ghê lắm nhưng không biết kết quả ra sao, nếu bạn ấy cảm cái lòng mong mỏi của tớ mà ra hoa tiếp thì tớ sẽ trình làng nhé. Hồi hộp.
3. Đây là cô bát tiên, tớ mua vì nghe cái tên hay hay, đọc trên mạng lại nói có ý nghĩa trừ được ma quỷ, vậy là ham mặc dù chẳng hiểu là ma quỷ ở đâu, rồi trừ kiểu gì (tức là ma quỉ đến rồi đi ngay hay đánh nhau rồi thua thì lùi ?) , Cơ mà cô này tuy cho hoa quanh năm nhưng mầu chỉ đẹp vào mùa xuân thôi, mùa này trông xám xịt chẳng thích mấy. Được cái ưu điểm là chịu hạn (họ xương rồng mà). Tạm ổn.
Nhìn gần cũng đẹp đấy chứ nhỉ



7. Bạn Hồng Tú Cầu này tớ phải viết hoa tên bạn vì thật sự kính nể sức sống mãnh liệt của bạn ấy. Chả là cứ vào cuối năm thì bạn ấy lụi dần, mình thì tham muốn trồng cây khác vào nhưng lại tiếc không muốn bỏ cây cũ vậy là mua vài cụm cúc vàng đặt lên, hết tết là cúc lụi mình xóa ngay dấu vết của bọn cúc và lại tưới nước vào như không có gì xảy ra. Mấy tháng sau bạn chẳng oán giận mình mà vẫn đâm chồi và nụ. Cách đây chừng 1 tháng bạn nở hoa tưng bừng khiến mình ngỡ ngàng, chỉ tội bạn hơi yếu, mình nhanh trí lớn lấy ngay nửa hòn gạch đỡ cho bạn, buồn một nỗi bạn chỉ nở vài ngày là tàn. Rõ là tiếc. (Nhìn cục gạch buồn cười nhỉ)
8. Đây là em trinh nữ, mùa này là mùa của em, cách đây 1 tháng thì em đẹp lắm, bây giờ cái nụ đỏ ở giữa rụng mất rồi, mầu trằng tinh biến thành hơi hơi vàng, được cái lâu tàn và lá cũng vẫn đẹp. Thích


Đại loại là như vậy, tớ không biết tớ gọi tên các bạn ấy có đúng không, bác nào phát hiện sai sót thì sửa giúp tớ . Bác nào có hoa gì khác thì trình làng để tớ có dịp mở mang thêm. Cảm ơn trước nhé,
Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015
Lan man : Hà nội chiều mưa
“Thủa trời đất nổi cơn gió bụi “
Cây ngổn ngang, nước cuốn thành sông
“Hà nội ơi, sao xuyến trong lòng”
…
(Xin lỗi các vị tiền nhân - mạn phép dùng đôi câu trong thơ và lời hát)
Thật là đáng sợ khi coi ảnh chụp đường phố Hà nội sau cơn mưa chiều 13 tháng sáu. Sau cơn mưa gió - vô số cây to tướng bật tung gốc – phô ra những bộ rễ ngắn ngủn, cụt lủn, đổ ngổn ngang đè vào người , xe đi đường. Ngậm ngùi …
Cây ngổn ngang, nước cuốn thành sông
“Hà nội ơi, sao xuyến trong lòng”
…
(Xin lỗi các vị tiền nhân - mạn phép dùng đôi câu trong thơ và lời hát)
Thật là đáng sợ khi coi ảnh chụp đường phố Hà nội sau cơn mưa chiều 13 tháng sáu. Sau cơn mưa gió - vô số cây to tướng bật tung gốc – phô ra những bộ rễ ngắn ngủn, cụt lủn, đổ ngổn ngang đè vào người , xe đi đường. Ngậm ngùi …
Người đang sống ở Hà nội tậm trạng thế nào. Hẳn không ít lo âu,
nhưng rồi nhiều điều quan trọng hơn cuốn cuộc sống đi. Những tổn hại rồi cũng sẽ
chìm vào trong sự ầm ào, hối hả cuả đời thường.
Điểm báo và các trang blog - thấy cứ nao nao – Hà nội – thành
phố của tuổi thơ tôi – cho dù tôi chẳng là người Hà nội , nhưng tự dưng lo cứ cái
đà này, cây to bóng cả sẽ khó mà trụ lại khi bộ rễ không còn ăn sâu, vững chắc.
Bên này cách đây 15 phút, cũng vừa có một cơn dông - sấm sét đì đùng, ánh chớp nhoang
nhoáng cắt xé bầu tời đen kịt và mưa. Mưa như trút nước, xoáy ngang xoáy ngửa,
chỉ vài phút mà ban công đã ngập tràn nước … Ở đây – vừa là thung lũng vừa là đồi
giữa núi và biển, thường có gió phơn (mistral – không hiểu có đúng từ không?) rất
mạnh. Có những lần mưa dông những năm trước có nhiều lần sóng biển xô đập vào bờ đá, hất
tung đến tận tượng đài Chiến sĩ vô danh – hơn chục mét cao - tràn vào thành phố,
gió giật như bảo, các ghế bàn, ô dù che nắng các quán ăn bị cuốn bay , biển hiệu
một số cửa hàng bị giật tung đi, nhưng cây vẫn trơ trơ – tuy nhiên vài ba tầu cọ
già cũng bị giật khỏi thân và cuốn theo gió. Thành phố rất ít bị tổn hại, tuy
nhiên đồng ruộng và cây ăn quả ở nông thôn bên cạnh sát đó bị hư hại rất nhiều.
Thành phố, để thích ứng với cái nắng nóng và gió mang vị muối mặn chát của biển - đường ven biển trồng toàn cọ - là loại cây lớn chậm, chịu cằn khô và bám chắc. Các đường dọc theo luồng gió, hay có nhà chắn họ mới trồng các loại khác - loại cây họ acaccia (hình như là cây keo hoa trắng - hoa rất giống hoa sưa), dương tiêu huyền (platain) và ở các vườn cây của nhà riêng thì ngoài hoa ra họ cũng chọn cây khi trồng. Và thành phố ra luật bảo vệ những cây tùng (bách tán?) lâu năm, họ chặt cành cho đỡ vướng chắn tầm nhìn khi cây còn thấp, và sau đó thì cũng chặt bớt cành trước mùa dông bão, để đảm bảo an toàn cho người, xe và bảo vệ cây.
Ước gì Hà nội mình cũng xanh và thoáng đãng mát mẻ - bình yên cho người trong nhà, cũng như người ngoài đường khi trời đẹp cũng như khi bão giông
Thành phố, để thích ứng với cái nắng nóng và gió mang vị muối mặn chát của biển - đường ven biển trồng toàn cọ - là loại cây lớn chậm, chịu cằn khô và bám chắc. Các đường dọc theo luồng gió, hay có nhà chắn họ mới trồng các loại khác - loại cây họ acaccia (hình như là cây keo hoa trắng - hoa rất giống hoa sưa), dương tiêu huyền (platain) và ở các vườn cây của nhà riêng thì ngoài hoa ra họ cũng chọn cây khi trồng. Và thành phố ra luật bảo vệ những cây tùng (bách tán?) lâu năm, họ chặt cành cho đỡ vướng chắn tầm nhìn khi cây còn thấp, và sau đó thì cũng chặt bớt cành trước mùa dông bão, để đảm bảo an toàn cho người, xe và bảo vệ cây.
Ước gì Hà nội mình cũng xanh và thoáng đãng mát mẻ - bình yên cho người trong nhà, cũng như người ngoài đường khi trời đẹp cũng như khi bão giông
Thứ Tư, 10 tháng 6, 2015
Mừng bà con Lục Ngạn đi qua cổng Lân Liên?
Còn nhớ hôm gặp mặt Liên Lân ở bờ hồ Tây, bạn có nói việc xuất khẩu vải Lục Ngạn đi Mỹ. Trong con mắt bạn việc buôn bán chả có năng khiếu gì cả.
Theo bạn miễn là mình tiếp cận với tất cả các việc cần phải làm, giải quyết cụ thể những vấn đề cụ thể. Thì quá đúng. Bạn đi địa phương, bạn làm việc với giao thông, với kiểm dịch, với chiếu xạ,... Vấn đề là phải... lăn :-)
Chúc mừng bạn.
Đây mới là lô "ném đá dò đường", hi vọng là biết nông sâu thế nào rồi bạn mở rộng đến mức có thể. Mở một cánh cửa tử tế cho bà con nông dân, để bà con ứ thèm Trung Quốc nữa.
Theo bạn miễn là mình tiếp cận với tất cả các việc cần phải làm, giải quyết cụ thể những vấn đề cụ thể. Thì quá đúng. Bạn đi địa phương, bạn làm việc với giao thông, với kiểm dịch, với chiếu xạ,... Vấn đề là phải... lăn :-)
Chúc mừng bạn.
Đây mới là lô "ném đá dò đường", hi vọng là biết nông sâu thế nào rồi bạn mở rộng đến mức có thể. Mở một cánh cửa tử tế cho bà con nông dân, để bà con ứ thèm Trung Quốc nữa.
Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2015
Bưu cục T104 - Ký ức không của riêng ai
Hẳn các bạn còn nhớ T104 B1a- T104 B1b là địa chỉ bưu điện của
lớp mình khi vào năm thứ nhất. T104 là ký hiệu của
Trường ĐHTH kể từ những ngày đầu tiên đi sơ tán – hình như tận Đại Từ, Thái
Nguyên. Bởi vậy nên đọc tờ Văn Nghệ số 21 (23/5/2015) thấy bài viết với tiêu đề “Người ở bưu cục T104.E.BC.13H” mình thoáng
ngạc nhiên, ngạc nhiên theo kiểu sao lại có ai đó còn lưu giữ được
ký ức về cái bưu cục đã xa xưa lắm của Trường mình, đọc kỹ thì mới rõ
bác tác giả cũng vốn là sinh viên khoa Văn của Trường ta, nhưng hơn chúng ta đến
4 khóa, nhớ được đến cả cái bưu cục dài dài với toàn chữ cái và các con số thì
phải là người yêu và gắn bó với Trường,
Lớp , với bạn bè lắm lắm. Nội dung ra sao mọi người cố tìm đọc sẽ rõ, mình chẳng
có ý muốn kể lại (chăc làm thế lại thành hâm hâm), mình chỉ muốn lướt lại ký ức
đã từng song hành với cái bưu cục này
trong những năm học đầu tiên mà thôi.
Thực ra thì T104 B1b
chẳng qua cũng chỉ là một địa chỉ bưu điện , nếu không có chiến tranh nó sẽ được
thay bằng một cái tên cụ thể , nhưng tại thời điểm ấy nhập trường với đ/c T104 B1b
mình cảm thấy được lớn hơn một chút, có
vẻ như đã được coi là một thành viên độc lập, có vẻ như đã xa dần khỏi cái bóng
che chở của gia đình - mặc dù cuối tuần
nào cũng vẫn háo hức về nhà ăn ké cơm và
xin tiền tiêu vặt của bố mẹ- cũng chẳng hiểu tại sao, tâm trạng lúc đó là thế,
cũng có thể là do cái tính dở dở của bọn mới lớn. Bây giờ nghĩ lại chắc cũng chỉ
là đã cảm thấy được tự do hơn, bạn bè có trao đổi thư từ thì các bậc phụ huynh
cũng khó biết để cảnh giác ??? Còn thì có gì đâu nhỉ, các bạn ở xa thì còn mong
tin tức gia đình, mình thì chỉ toàn thư của các bạn thời phổ thông, thư qua thư
lại chắc chỉ khác nhau ở cái tên, khác nhau về ngày tháng chứ cũng chả có sự kiện
gì lớn lao, chả có biến cố gì ghê gớm… hình như là thế thôi, chịu không thể hiểu
nổi . Tuy nhiên có một điều là thi thoảng
nhớ tới cái đ/c T104 B là mình nhớ ngay tới
khoảng thời gian ở Dục Tú và Thượng đình, nhớ tới những buổi chiều khi
giờ thư đến cả bọn con gái lại ngóng đợi xem có thư mình hay không, mình nhớ vậy
chắc là thư từ lúc đó cũng có ảnh hưởng nhiều lắm bởi nếu không sao còn nhớ đến
tận bây giờ (!).
Dù gì chăng nữa cái
đ/c T104 B 1 cũng là một phần nhỏ trong
chuỗi những kỷ niệm của ta với Trường cũ.
Mỗi khi thả hồn theo mây gió nghĩ về mọi chuyện đã qua T104 B1 vẫn là một
thành phần nằm trong “ngăn kéo” của kỷ
niệm xưa, nói tiếc thì quá lời nhưng quả là cũng thấy nhơ nhớ.
Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015
Lan man : Tuổi già và bạn già
Một đợt làm bận mờ cả mắt, hôm nay nghỉ bù - lướt NET thấy có bài viết về bạn già. Ngẫm nghĩ một hồi - rằng mình và các bạn đến tuổi này xếp vào bạn già được rồi. Dĩ nhiên là các bậc cha chú, anh chị thì già hơn, nhưng hẳn cũng như bọn chúng mình - gặp nhau vẫn thấy gần gũi với những nét ngày xưa đọng lại hơn, và chấp nhận hiện tai.
Lúc gặp gỡ, sau lúc ban đầu bổi hổi bồi hổi, tay nắm tay – (lại
còn bị doạ lần sau sẽ thêm những cú lắc ra lắc), tay ôm vai (lần sau không biết
có siết ra siết không?), sau nụ cười và lời chào hồ hởi – thời điểm lặng lặng - hình như thấy bạn trước mặt như là hai - như khi mình đứng trước gương - ngày xưa và bây giờ...
Một của ngày xưa - trong ký ức – gái thì má hồng da trắng tóc dài, thon thả. Trai thì “sức mười bẩy, áo chưa sờn đã chật “ – ánh mắt nháy nháy trêu chọc …
Một của hiện tại – bà thì tóc lơ xơ uốn quăn quăn là còn rất chỉnh, không thì túm như cái đuôi con gà trụi, má cũng bầu nhưng không bầu bĩnh … Ông thì đa phần gội đầu nhanh hơn rửa mặt, các nếp nhăn nó chẳng tha, đôi khi lại vương vướng với cái vòng bụng hơi qúa cỡ...
Túm lại, đổi đen thành trắng – là tóc, đổi thon thành xệ như má và cằm, nơi cần bé thì thành to như cái eo lưng…Từa tựa cái tranh biếm họa :-) :-)
Một của ngày xưa - trong ký ức – gái thì má hồng da trắng tóc dài, thon thả. Trai thì “sức mười bẩy, áo chưa sờn đã chật “ – ánh mắt nháy nháy trêu chọc …
Một của hiện tại – bà thì tóc lơ xơ uốn quăn quăn là còn rất chỉnh, không thì túm như cái đuôi con gà trụi, má cũng bầu nhưng không bầu bĩnh … Ông thì đa phần gội đầu nhanh hơn rửa mặt, các nếp nhăn nó chẳng tha, đôi khi lại vương vướng với cái vòng bụng hơi qúa cỡ...
Túm lại, đổi đen thành trắng – là tóc, đổi thon thành xệ như má và cằm, nơi cần bé thì thành to như cái eo lưng…Từa tựa cái tranh biếm họa :-) :-)
Trong bài báo tôi đọc - người viết là một bác sĩ – có một câu
“ Cái gì không xài thì teo “ và theo diễn dịch để có một cơ thể hoàn hảo thi các bộ phận trên cơ thể phải được
xài toàn diện... (hic hic). Ngẫm lại thấy cũng có cái
lý - nhưng cũng nghịch lý thế nào ấy.
Và bác sĩ cũng cho lời khuyên “Người già chỉ sảng khoái khi được rôm rả với ai đó, nhất là những ai “cùng một lứa bên trời lận đận”… Gặp đựơc bạn tâm giao thì quả là một liều thuốc bổ mà không bác sĩ nào có thể biên toa cho họ mua được!”
Và bác sĩ cũng cho lời khuyên “Người già chỉ sảng khoái khi được rôm rả với ai đó, nhất là những ai “cùng một lứa bên trời lận đận”… Gặp đựơc bạn tâm giao thì quả là một liều thuốc bổ mà không bác sĩ nào có thể biên toa cho họ mua được!”
Tôi thì một
mình bên trời xa, chẳng nói đến làm gì, nhưng chúc các bạn già ở loanh quanh đâu
Hà nội, các tỉnh miền Bắc, miền Trung, miền Nam làm được .
(Những dòng chữ đậm là nguồn NET lấy trong bài của bs Hồng Ngọc)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)