Chỉ từ một câu
chuyện vui trên chuyến xe đi thăm bạn mà thành một đề tài sôi động trên blog,
người ra kẻ vào xem ra tấp nập khác hẳn trước. Đầu tiên là Trưởng ban TD, hiện
vẫn đang say sưa trên con đường binh nghiệp nên xem ra còn lơ ngơ (hay giả vờ
lơ ngơ không biết) với công nghệ TT mà
nay không những góp lời bàn, rồi đăng bài mới , tiến tới đăng hẳn cả một chùm ảnh
rõ ấn tượng. Tiếp sau đó là lớp trưởng MD bản tính cẩn thận, trầm mặc (chắc mắc bệnh nhề
nghiệp của một nhà quản lí lâu năm) mà cũng nâng bút lện hạ bút xuống đến mấy lần
. HT vốn mang danh chủ blog tất nhiên không chịu ngồi yên, tra cứu, đăng tải bức
ảnh gây vài tranh cãi. Còn cái bọn
hay “hóng hớt” XV, TL , TM thì ra ra vào vào liên tục dò xem
thiên hạ bình luận ra sao(!), đấy là không kể các cụ bạn khác chắc cũng vào ra
đôi ba lần mà chưa chịu lưu danh. Xem ra thì các cụ ông cụ bà nhà ta vẫn còn quan
tâm và yêu cái đẹp lắm và như vậy là còn yêu đời, còn sức khỏe, còn thấy mùa
Xuân vẫy gọi.
Cụ bà tôi tò mò
muốn tìm hiểu gốc rễ vấn đề nên tra Wikipedia – vào mục yếm – đọc đi đọc lại – thì
ra từ thời xa xưa các bậc tiền bối của chúng ta cũng đã ngả nghiêng với cái “yếm
đào” của phái đẹp rồi, chả trách được hậu sinh. Cụ bà tôi cũng tự thấy mình hơi
cổ “nỗ”, cứ nói đến yếm là mặc định bao gồm cả áo the, quần lĩnh như trong thơ
của Nguyễn Nhược Pháp :
Khăn nhỏ, đuôi
gà cao – Em đeo dải yếm đào- Quần lĩnh, áo the mới – Tay cầm nón quai thao…
Bi giờ
thấy mấy cháu có chút cách tân yếm áo, tạo các kiểu dáng bên hồ chụp ảnh nghệ
thuật xem ra không thấy thuận mắt lắm.
Ngẫm đi, nghĩ lại
mới thấy mình có phần hẹp bụng, bởi thời trang đặc biệt thời trang cho phái đẹp thay
đổi liên tục, cái yếm ngày xưa nay có còn thì cũng chẳng thể y nguyên, vậy nên
các cháu có cách tân chút ít âu cũng là lẽ thường, còn đẹp hay chưa đẹp lại phụ
thuộc vào gu thẩm mĩ của người thưởng thức.
Trong Wikipedia có trích nhiều câu thơ viết về chiếc
yếm xưa kia, cụ bà tôi xin phép được chép lại mấy câu mời các cụ ông, cụ bà
trong lớp cùng thưởng thức để thấy các tiền bối xưa "chơi" còn hơn các cháu nay rất nhiều :
Thuyền anh ngược thác lên đây
Mượn đôi dải yếm
làm dây kéo thuyền.
Ở gần mà chẳng sang
chơi
Để em ngắt ngọn
mồng tơi bắc cầu.
Mồng tơi chẳng bắc
được đâu
Em cởi dải yếm bắc
cầu anh sang ./././
Thấy chưa, còn lâu mới bằng được các cụ xưa nhé.
Nhưng thực là Yếm hay Yến ?
Trả lờiXóaTớ không so sánh - các cụ ngày xưa - là chỉ nghe nói, nghe đồn, nghe qua bài viết - chứ thực hư thế nào nhỉ?
Tớ thấy với phụ nữ, yếm cũng đẹp, áo ngắn cũng đẹp, áo dài cũng đẹp, tứ thân cũng đẹp, áo thiếu vải cho bọn trẻ cũng đẹp - nhưng phải tùy từng dáng người - từng hoàn cảnh.
Với lại những gì truyền tụng qua thơ văn xướng hoạ thì toàn là người đẹp, cảnh thơ; chứ nếu cứ toàn mẹ Đốp với Thị Nở thì chắc là cũng khó cho các cụ :-(.
Riêng các cụ ông tớ thấy mặc như ngày nay rất chi là hay, chứ như thời vua Hùng rồi sau đấy là áo dài khăn xếp - trông cứ đuồn đuỗn như con cá rô đực (hic hic)
Vinh nói đúng rồi, phụ nữ đẹp mặc gì cũng đẹp, nhưng mặc yếm kiểu bÊn đầm sen nhìn các cụ nhìn vẫn thích hơn đấy
Trả lờiXóaCó câu, "người đẹp vì lụa" - thế cho nên người xấu vẫn có thể mặc đẹp và sẽ đỡ xấu.
XóaCái vụ thích nhìn hơn để xét cho rõ ràng , bởi chưa chắc đã là do vẻ đẹp :-), mà tuỗi tác thế này lỡ có sao mà lăn xuống hồ thì toi (hic)
Tất nhiên là yếm rồi, "yến" là bị... chén đấy.
Trả lờiXóaTốt nhất là BXV tránh xa những chỗ "liền anh liền chị" kẻo "cười đểu" là nguy hiểm tới tính mạng :-)
Sợ rồi - thưa "đại ca"
XóaCó gì đành len lén đứng xa xa ngó cho êm, nhỉ?