Nghỉ cuối tuần, nhàn cư thì càng lắm cơ hôi để thỏa mãn cái
tính tò mò. (Chia sẻ với các bạn, nếu ai vào đọc nhưng xin đừng nghĩ rằng tôi
chiếm đất công thành của riêng tư nhé – nếu bị gán tội danh này là thì dẫu có dùng
hết cả nước hồ Tây, cũng rửa chẳng sạch, nhất là nước hồ lại cũng ô nhiễm nặng :-)
Cứ nói chùa bà Đanh, rất rất nhiều lần, thế mà tôi không biết
là chùa bà Đanh ở đâu, như thế nào – tự nhận vốn văn hoá dân tộc và lịch sử : kém. Đã thế, lại còn lơ mơ nghĩ rằng chùa bà Đanh ắt phải gần chùa bà Đá (đanh đá mà), cái ngôi chùa tọa lạc ở phố Nhà Thờ, mà hồi học
lớp bốn, lớp năm - bọn tôi đã có đôi ba lần trốn thầy giáo dậy thể dục lẻn vào chơi – nhưng
đã bị thời gian làm mất dấu vết – đúng là con ếch to ngồi đáy giếng :-).
Vừa ăn sáng, tay gõ “chùa bà Đanh “ - một vài tấm ảnh đẹp và một danh sách hiện ra trên màn hình. Nhờ NET tôi biết được chùa bà Đanh được xây dựng trên một vùng đất mà 3 mặt được dòng sông Đáy bao quanh, địa phận Kim bảng, Hà nam. Nghe dân gian nói chùa được xây dựng từ lâu lắm rồi, nhưng đã nhiều lần trùng tu lại và lần cuối gần đây nhất là vào thế kỷ 19.
Vừa ăn sáng, tay gõ “chùa bà Đanh “ - một vài tấm ảnh đẹp và một danh sách hiện ra trên màn hình. Nhờ NET tôi biết được chùa bà Đanh được xây dựng trên một vùng đất mà 3 mặt được dòng sông Đáy bao quanh, địa phận Kim bảng, Hà nam. Nghe dân gian nói chùa được xây dựng từ lâu lắm rồi, nhưng đã nhiều lần trùng tu lại và lần cuối gần đây nhất là vào thế kỷ 19.
Trong chùa có thờ tượng Phật, Bồ tát - Phật giáo; tượng Thái thượng
lão quân, Nam tào, Bắc đẩu - Đạo giáo; tượng Tam phủ, Tứ phủ - dân gian; và Tứ Pháp thần – tín ngưỡng vùng
- trong đo có bà Pháp Vũ, vị thần phù trợ cho nuôi trồng. (Có lẽ kế thừa thờ đa thần từ ngày khai thiên lập địa chăng???)
Hàng năm vào tháng Hai lịch ta, có lễ hội thường kéo dài 3 ngày để cảm tạ Trời, Đất và các vị Thần.
Có một bức ảnh chụp chùa Bà Đanh - thanh vắng, yên
bình (nguồn báo lao động NET) - nếu vẫn giữ được như thế, hẳn sẽ là thắng cảnh
thật gần gũi với thiên nhiên – và tôi mong sẽ có một lần được đến.Hàng năm vào tháng Hai lịch ta, có lễ hội thường kéo dài 3 ngày để cảm tạ Trời, Đất và các vị Thần.
Toi khong danh duoc tieng Viet
Trả lờiXóaLam sao bay gio, cac ban oi.
S.O.S
Bộ gõ, giống các trình ứng dụng khác, phụ thuộc vào hệ điều hành nào. Với mỗi hệ điều hành chúng lại có cách cài khác nhau, và giao diện khác nhau.
Trả lờiXóaB.Dân đã từng dùng tiếng Việt trên Windows thì chắc không hỏi cái này, mà hỏi cho máy bảng và điện thoại đều của Asus chạy Android?
Tìm trong CH Play ứng dụng "Go tieng Viet". Tôi quen dùng cái này.
Thực tình tôi cũng không biết chùa Bà Đanh ở đâu. Nhưng mà sông Đáy thì tôi từng đi qua nhiều đoạn của các con sông thượng lưu của nó. Chán lắm, sông gì mà chỉ có đáy (đi cầu Mai Lĩnh sông Nhuệ, cầu km16 đại lộ Thăng Long sông Đáy thì thấy).
Trả lờiXóa@Bình Dân ơi, nhanh nhất là alo cho Hữu Thành, người ngó cái thiết bị rồi cài cho - cực nhanh. (Tớ dân phần mềm, muốn gõ thì phải có bộ gõ, dùng di động tớ i tờ mít lắm)
Trả lờiXóa@Hữu Thành, thì giờ do tò mò nên tớ cũng mới biết chùa bà Đanh ở chỗ nào đấy chứ. Còn sông Đáy, nếu tớ nhớ không nhầm, thí khá đẹp đấy chứ. Còn cái đoạn ngày xưa lượn qua Sấu Giá - vùng nuôi tằm của Hà tây - còn có tên là sông Hát - khá đẹp - nhưng giờ nó bị bồi lấp nên nhìn thấy đáy là chính xác mà.
Đi chuà Hương sẽ ngồi thuyền qua suối Yến ( là tớ nói chuyến đi chùa cách đây 35 năm), nó chảy vào sông Đáy đấy
Mình tham khảo tài liệu thì được biết : Chùa Bà Đanh vắng là do Chùa rất thiêng, khách đến lễ Chùa chẳng may buông lời thất thố sẽ bị trừng phạt rất nặng.
Trả lờiXóaCơ mà sao trang mạng mình có tiếng tăm lan truyền gì đâu mà cũng ít khách nhẩy. Có lẽ phải xem lại. Cái ngày HT khai trương trang mạng có xem ngày không đấy ???
Quả thực là không xem ngày, tự nhiên nó thế.
XóaKhả năng lớn là các cụ k14 mình không quen ngao du trên mạng lắm, cứ phải gặp mặt nhau mới được.
Theo tôi có lẽ vấn đề này không chỉ liên quan tới vị trí địa lý, ngày giờ, có duyên hay không mà có lẽ phải dùng khái niệm mở, chẳng hạn phải đặt câu hỏi “Hạnh phúc là gì ? “ hay “ Cuộc sống và nhu cầu “ …
Trả lờiXóaThi thoảng, ngồi uống nước cùng với đồng nghiệp, chúng tôi tán nhăng về cuộc sống ở những các vùng khác nhau trên trái đất, từ Alaska đến mái nhà của thế giới, loanh quanh rồi tên nào cũng tự thấy
-“chẳng cần NET, cuôc sống quanh ta đã rất muôn mầu, rất phong phú và đầy đủ chán cho một đời một con người “ ,
- “qủa đúng là vậy, nhưng… “
Tôi ở trong số những người thêm cái vế sau này , và thực may mắn là tôi luôn tìm thấy ở trên NET những điều thú vị - dù đôi khi là thông tin không được vui cho lắm.
Cũng như chụp ảnh với ống kính zoom, nhìn đối tượng qua tiêu cự nào :-)
XóaNhìn riêng nó hay trong môi trường quanh nó.
Cái riêng thì là riêng - kiểu nói rộng ra là Nhân quyền - đấy, nhưng chia sẻ làm cho cuộc sống phong phú hơn, thú vị hơn - bởi mình nghĩ là một chuyện, nhưng để có thể hiểu được bạn nghĩ gì - điều đó cũng rất hay mà. (Đừng cho là tò mò đấy) Nghĩ vậy nhưng rồi đôi khi vẫn ngại " Lỡ vô duyên thì ..." Với tôi, điều khó nhất vẫn là thanh thản và giữ được nụ cười
XóaVấn đề đã trở nên nghiêm trọng rồi đây (?)
Trả lờiXóaĐúng là cuộc sống quanh ta vốn đã muôn màu muôn vẻ, hỉ-nộ ái-ố có cả nhưng đầy đủ chán cho một đời người thì có lẽ phải nghĩ thêm ...tí tẹo.
Vào NET với tớ là để :
- khám phá những thứ ngay quanh ta mà ta vẫn chưa được biết
-khám phá những thứ ngoài"quanh ta" để thỏa chí tò mò.
Biết được thêm cái gì cũng đều thấy thích thú, chẳng quan tâm nó có giúp ích gì hay không.
Còn đôi khi hứng chí còm thêm cái chi cũng chỉ là để trao đổi thông tin, giao lưu bè bạn, mình thấy vui và muốn bạn cũng thấy vui. Tuyệt đối tôn trọng quan điểm, sở thích của bạn và tránh không làm tổn thương bất kỳ ai.
Bây giờ tuổi cao rồi, ít ngủ, nếu không vào NET mình cũng chẳng biết làm gì có ích hơn cho chính mình.
Thỉnh thoảng than vãn vào "chùa" mình vắng vẻ thì cũng nói vậy thôi chứ các bạn vào "chùa" mình đâu có biết, đi vãn cảnh cũng là đi chùa mà.
Ui Zời, cái gọi là khái niệm mở - chỉ là một kiểu tán nhăng của tớ theo kiểu Đại Phong biến thành Lọ Tương ý mà.
XóaDân kỹ thuật nên nhiều khi có những liên tưởng ngộ nghĩnh nếu không muốn nói là kỳ quặc bạn à.
Còn cái gọi là chùa bà Đanh của K14 ý mà, Hữu Thành nói trúng lý do là các cụ chỉ chờ gặp gỡ thôi, tớ cứ mường tượng K14 giống như cái hợp tác xã hay tổ đổi công ngày xưa ý (quan sát khi đi sơ tán - Hì )
Ngày cặm cụi cầy ruộng, chăm lo vườn tược, con lợn con gà, chăm vợ chồng con cái, cháu chắt, đôi người nghe ngóng tin xa gần ở đài loa .. - chờ báo " Họp " là xách điếu, mang gói trầu sang nơi họp. Thế rồi tay bát nước chè xanh, tay vê thuốc - các cụ ông, còn tay quệt vôi, têm trầu ... - các cụ bà...Vui đáo để, lúc ra về còn râm ran ngõ xóm nữa để rồi lại chờ lần họp sau.
(Tớ đùa, xin lỗi các bạn nhà ta nhé - vui chút)
Còn cái sự NET ý mà - thôi thì mạnh ai tung hoành nấy - có bạn vui cùng thì là sướng cùng, còn không có thì là tự sướng (hic)
Cái hồi bọn mình tụ tập về trường, nhiều đứa không có xe đạp; cho tới tốt nghiệp vẫn vậy. Ừ mà mỗi lần chuyển chỗ sơ tán các bạn ấy đi thế nào nhỉ?
Trả lờiXóaQuả đất hồi ấy to chứ. Chả bé như bây giờ, chán.
Sao tự nhiên HT lại lo cho cái bọn không xe như tớ nhỉ? Lúc đó vô sản mà (có tài sản chết liền). Tớ được Phụ huynh trang bị cho cái ba lô (bộ đội cũ) nhét tất cả đồ đạc vào vẫn thấy lỏng lẻo, buộc vòng thêm cái chiếu cá nhân bên ngoài trông còn tạm ổn, tụi con gái thêm 1 cái chậu con, còn hình như là ...hết. Sau này vào năm học có thêm một ít sách vở +giáo trình, tất cả chắc xếp đủ vào một cái túi vải. Tớ chẳng có ghi nhớ nào về mặt vận chuyển, có lẽ do hồi ấy tớ béo khỏe (hơ hơ). Nói vậy tên nào gầy , bé cấm tự ái.
Trả lờiXóaCòn cái nhận xét của XV về K14 chúng ta thì chỉ có đúng trở lên, hình ảnh mô tả thì chuẩn không cần chỉnh (ngày xưa theo khoa văn có khi bây giờ thành nhà văn nhớn).
Như tớ đây về Bộ nông dân từ khi ra trường đến lúc về hưu, không nhai trầu và hóng chuyện mới là lạ. Nhưng cái gì thì cũng có hai mặt, các Cụ nhà ta tuy có "âm lịch" một tí nhưng HTX keng một nhát là có mặt ngay, khỏi phải gửi giấy mời tốn kém mà chưa chắc hiệu quả đã cao. Giờ này đây chắc khối Cụ cũng đang ngóng kẻng của chủ nhiệm Dân rồi.
Mà báo cho XV biết nhé. Hôm nay tớ có việc lên trung tâm Thủ đô, không khí Tết đã có phần sôi động, Chắc sẽ có nhiều kẻ nhớ HN. Cầm sụt sịt nhé.
Hì, tớ ở xa cũng ngóng kẻng đấy (Hic)
XóaLẹi khen ... rồi, nếu mà theo khoa văn chắc chắn giờ thành nhà văn GIÀ
Đấy, không có xe đạp mà ít nhất có những lúc xa nhà như sau:
Trả lờiXóa- nhập học ở Đông Anh (Ngọc Lôi, Dục Tú)
- đào mương ở Quế Võ
- đầu 72 ở Thạch Bích, Kỳ Thuỷ
- cuối 72 ở Hiệp Hoà
Không nhớ về mặt vận chuyển, tệ thật, anh nào đèo thì khai ra đi :-)
Tôi chen ngang chút nha: Bác K8 cùng tên với tôi, bên BT có nhắc lại lới hiệu triệu của Bác Hồ đại để "ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không thì gậy gộc ..."
XóaCứ từ đó suy ra thì "ai có xe thì đi xe, ai được ai kèm thì được kèm, còn không thì "căng hải " ... - Các bạn còn nhớ hôm vác ba lô trên vai đi bộ về Thạch bích qua ngã ba "Ba La Bông đỏ " không?
Tôi thì vẫn nhớ, và hình ảnh ấy tôi gặp lại khi đọc truyện ngắn " Có một đêm như thế" - Vầng trăng đỏ và bông hoa loa kèn ...
@ Thành Minh : Hoá ra "hôm qua em đi tỉnh về (NB) à? Bên này tớ đang bận lắm, chưa tìm được lúc nào để giọt vắn giọt dài
Tàng trữ vũ khí và tra tấn (kể cả tra tấn tinh thần) thường dân vô tội là có thể bị luật pháp truy tố> Nể tình bạn cùng lớp nên tớ không tố giác. Còn với tư cách là nhà báo lấy tin thì cũng không thể dễ dàng như vậy, ít ra thì cũng phải có cá om dưa Vườn treo hoặc chả cá Đường thành hoặc cafe đâu đó thì mới OK được
XóaChờ kẻng của chủ nhiệm nhé, không thì lại là... xơi trước kẻng :-)
Trả lờiXóaHôm nọ đã nghị quyết Chủ Nhật đầu của tháng 2 âm là gặp mặt đầu năm, thay cho Chủ Nhật đầu tiên sau Rằm như mọi khi.
Nhắc tới mới nhớ quên đưa tin về nghị quyết này. Nhưng mà có đưa thì cũng mấy ai đọc, huề cả làng.
Hì, không thông báo thì rằng thì là "thiếu". Nhưng yết lên tường blog rồi, liệu có bao người liếc một cú ?
XóaThế kỷ 21 nhưng người là của thế kỷ trước - xưa lắm nên vẫn hành xử theo kiểu ."Loa loa loa loa, chiềng thượng, chiềng hạ ..."
Nói " xơi trước kẻng... " tôi lại nhớ hồi năm thứ hai, ở tập thể Thượng đình, trưa thì yên ắng ví bận lên lớp cả sáng lẫn chiều, nhưng chiều thì khác.
Gần đến giờ ăn, các vị con trai mang bát đũa ra đứng ở hành lang -khua bát đũa ầm ĩ, rổn rảng - khi kẻng gióng là "a la xô , bên khoa lý chỉ có MD ở tập thế, nên biết đấy. Tuổi ăn tuổi nhớn mà còn không trước kẻng được, nữa là giớ đã ở phía bên kia đỉnh dốc - :-)