(Hồi ức - rõ nét có, mờ nhạt có, đan xen vui buồn - và rất không khách quan, bởi nó chỉ là hồi ức cá nhân. Những năm là sinh viên đất nước còn chiến tranh, gian nan, vất vả, nghèo khó, nhưng vui vẻ và vô tư ...
Từ ngày dựng chùa, tôi đã tự nguyện xuống tóc làm chú tiểu coi sóc sân chùa - gom thêm một chiếc lá rơi ... :-) - cứ cho là cái duyên "đã đến rồi " nên dùng dằng chẳng nở dứt áo ra đi, ..., nói theo kiểu dân gĩa là "cố đấm ăn xôi " thì đúng hơn :-)...)
Cuối tháng chín (?) năm 1969.
Chia lớp, gần một trăm học sinh năm thứ nhất của khoa Lý - lớp B1, xách ba lô từ Ngọc lôi sang Phúc hậu - thường gọi là thôn Hậu - Dục tú.
Từ ngày dựng chùa, tôi đã tự nguyện xuống tóc làm chú tiểu coi sóc sân chùa - gom thêm một chiếc lá rơi ... :-) - cứ cho là cái duyên "đã đến rồi " nên dùng dằng chẳng nở dứt áo ra đi, ..., nói theo kiểu dân gĩa là "cố đấm ăn xôi " thì đúng hơn :-)...)
Cuối tháng chín (?) năm 1969.
Chia lớp, gần một trăm học sinh năm thứ nhất của khoa Lý - lớp B1, xách ba lô từ Ngọc lôi sang Phúc hậu - thường gọi là thôn Hậu - Dục tú.
Làng nhìn từ ngoài rất đẹp trong mắt tôi. Cánh đồng khoai,
lúa lúc đó còn đang xanh. Làng được bao bọc bởi đủ loại cây, có một con
mương cụt nhỏ chạy dọc từ đầu đến cuối làng – phíá thôn giáp cánh đồng chứ không phải
phiá sang thôn Tiền. Bờ mương, cũng là đường đi ra đồng, hai bên là hai vệt cỏ lan xuống tận mép nước.
Bờ sát đường đi, trồng xoan, bạch đàn và cây điền thanh (muồng hoa vàng), còn bờ
bên kia là rìa làng - chỉ có các cây bụi. Mùa hè thật là mát
Nhận xét đầu tiên của tôi là Dục tú giầu có hơn Ngọc lôi – với các đường làng bằng gạch xếp dọc, và các nhà đều có tường cao, cổng kín, trừ xóm gần sát phía đường tầu. Về sau này, đọc về Dục tú thì quả đúng là làng có rất nhiêu người giầu có từ xưa – là nơi bà phi họ Đỗ thời Lê được vua phong cắt đất, có ngôi chùa và đình rất hoành tráng.
Nếu tôi nhớ không nhầm, thì cái nhà bếp của B1B nằm sát phía rià bên, lui về phía sau của sân đình (chắc là đình Phúc hậu) . Trước đình là chiếc ao rộng, có bậc gạch xây, hẳn ngày nảo ngày nào – lúc xa xưa nó rất đẹp - đã có lần chị Mùa và tôi đem chiếu ra đấy giặt.
Nhận xét đầu tiên của tôi là Dục tú giầu có hơn Ngọc lôi – với các đường làng bằng gạch xếp dọc, và các nhà đều có tường cao, cổng kín, trừ xóm gần sát phía đường tầu. Về sau này, đọc về Dục tú thì quả đúng là làng có rất nhiêu người giầu có từ xưa – là nơi bà phi họ Đỗ thời Lê được vua phong cắt đất, có ngôi chùa và đình rất hoành tráng.
Nếu tôi nhớ không nhầm, thì cái nhà bếp của B1B nằm sát phía rià bên, lui về phía sau của sân đình (chắc là đình Phúc hậu) . Trước đình là chiếc ao rộng, có bậc gạch xây, hẳn ngày nảo ngày nào – lúc xa xưa nó rất đẹp - đã có lần chị Mùa và tôi đem chiếu ra đấy giặt.
Làng dành khu ruộng ở ngoài một đầu làng cho khoa
Lý – ĐHTH. Vì khi chưa có chúng tôi - thì đã có giảng đường và nhà thầy cô cho khoá trước. Giảng đường cuả chúng tôi, gọi
thế cho oai – là một căn nhà lớn, lợp lá gồi, hai đầu là thưng kín, còn hai bên sườn thì chỉ
có vách lửng. Bàn ghế còn sơ sài hơn bên lớp ở Ngọc lôi, bàn dài bằng thân cây phi
lao (thì phải) cưa dọc, ghế dài cũng là cùng loại cây nhưng nhỏ hơn. Cả bàn và ghế
đều lắp mộng với cọc, rối chôn xuống nền đất nên đôi lúc nó cứ lung lay, lớp treo tấm bảng đen ở một đầu Trông cũng
thoáng và tràn ánh sáng – nhìn toàn cảnh cũng không tệ tý nào.
Không xa lớp là một dẫy nhà tập thể của thầy cô, sân trước có một cái giếng … Nhà tập thể của các thầy cô cũng là nhà tranh, vách đất, tôi không biết là các thầy cô có bếp nữa hay không. Hình như khi còn trẻ - tôi chẳng quan tâm mấy đến sự liên quan “ Thực " và "Đạo “, và chỉ chú trọng tới cái chữ đầu. Quan hệ với đa phần các thầy cô rất chi là "kính nhi viễn chi " - tôi chưa bao giờ bước chân vào trong dẫy nhà đó, chỉ có một lần duy nhất tôi đến gần - đứng trước cửa liếp phòng thầy Tiêu chủ nhiệm dậy tiếng Nga – vì lý do gì thì không nhớ - chắc có việc gì thưa gửi hay đi cùng với một bạn trong ban lãnh đạo lớp.
Hình như, trước khi vào học, việc đầu tiên là lao động sửa sang dọn dẹp cái giảng đường đã bị mưa nắng làm hư mái và vách. Nghĩa là phải leo lên mái, gỡ những tầu lá gồi bị mục nát vứt xuống và thay bằng lá mới - có một hình ảnh tôi không thể quên, vì luc đó, khi nhìn thấy bên trong tấu lá gồi mục bị vứt xuống, tôi sởn cả gai ốc - một ổ chuột con, lít nhít đỏ hỏn. Còn vách thì đơn giản hơn - cứ bùn, rơm trôn với nhau, dùng chân dẫm rồi dùng hai tay đem cái hỗn hợp đó trát vào lỗ thủng.
Giảng đường ngăn cách với đường đi bằng một bờ tường đất cao gần một mét. Các bạn nam khi đi học muộn còn phi qua đề khỏi phải đi vòng lên rồi quặt lại. Đẹp trời còn đỡ, chứ trời mưa thì thật khốn khổ. Đất dính dưới dép – dép cao su nào cái lỗ hơi rộng thì – huhu… và khi vào hè, nắng mới với gió đồng nhè nhẹ thì thật mệt, ngồi trong lớp học đầu giờ chiều, cứ phải vật vã chiến đấu với cơn buồn ngủ.
Tôi ngồi bàn cuối cùng phiá bên tay phải bảng đen, sát bức vách nhìn ra ngoài đường đi về làng.
Hình như ngày học đầu tiên bắt đầu với bài giảng của thầy Phương. Tôi cố nhớ lại nhưng quả là không thể, tất cả các điều được học hình như chỉ còn nhớ tên các môn học, vài câu đùa như “ Cái được gọi là …” là cụm từ dịch từ câu tiếng Nga ra - giờ viết thế nào tôi cũng botay.bút, hay đôi ba từ nào là ma trận, tích phân… Tôi vốn ham vui – nên trong ký ức chẳng đọng mấy về kiến thức, mà chỉ toàn cảnh vật, ăn uống, chợ búa ...
(Giờ nhìn bọn trẻ con lều chõng từ lớp 1, tôi mới thấy mình may mắn - vì nếu là thời bây giờ, chắc là tôi toi rồi )
Không xa lớp là một dẫy nhà tập thể của thầy cô, sân trước có một cái giếng … Nhà tập thể của các thầy cô cũng là nhà tranh, vách đất, tôi không biết là các thầy cô có bếp nữa hay không. Hình như khi còn trẻ - tôi chẳng quan tâm mấy đến sự liên quan “ Thực " và "Đạo “, và chỉ chú trọng tới cái chữ đầu. Quan hệ với đa phần các thầy cô rất chi là "kính nhi viễn chi " - tôi chưa bao giờ bước chân vào trong dẫy nhà đó, chỉ có một lần duy nhất tôi đến gần - đứng trước cửa liếp phòng thầy Tiêu chủ nhiệm dậy tiếng Nga – vì lý do gì thì không nhớ - chắc có việc gì thưa gửi hay đi cùng với một bạn trong ban lãnh đạo lớp.
Hình như, trước khi vào học, việc đầu tiên là lao động sửa sang dọn dẹp cái giảng đường đã bị mưa nắng làm hư mái và vách. Nghĩa là phải leo lên mái, gỡ những tầu lá gồi bị mục nát vứt xuống và thay bằng lá mới - có một hình ảnh tôi không thể quên, vì luc đó, khi nhìn thấy bên trong tấu lá gồi mục bị vứt xuống, tôi sởn cả gai ốc - một ổ chuột con, lít nhít đỏ hỏn. Còn vách thì đơn giản hơn - cứ bùn, rơm trôn với nhau, dùng chân dẫm rồi dùng hai tay đem cái hỗn hợp đó trát vào lỗ thủng.
Giảng đường ngăn cách với đường đi bằng một bờ tường đất cao gần một mét. Các bạn nam khi đi học muộn còn phi qua đề khỏi phải đi vòng lên rồi quặt lại. Đẹp trời còn đỡ, chứ trời mưa thì thật khốn khổ. Đất dính dưới dép – dép cao su nào cái lỗ hơi rộng thì – huhu… và khi vào hè, nắng mới với gió đồng nhè nhẹ thì thật mệt, ngồi trong lớp học đầu giờ chiều, cứ phải vật vã chiến đấu với cơn buồn ngủ.
Tôi ngồi bàn cuối cùng phiá bên tay phải bảng đen, sát bức vách nhìn ra ngoài đường đi về làng.
Hình như ngày học đầu tiên bắt đầu với bài giảng của thầy Phương. Tôi cố nhớ lại nhưng quả là không thể, tất cả các điều được học hình như chỉ còn nhớ tên các môn học, vài câu đùa như “ Cái được gọi là …” là cụm từ dịch từ câu tiếng Nga ra - giờ viết thế nào tôi cũng botay.bút, hay đôi ba từ nào là ma trận, tích phân… Tôi vốn ham vui – nên trong ký ức chẳng đọng mấy về kiến thức, mà chỉ toàn cảnh vật, ăn uống, chợ búa ...
(Giờ nhìn bọn trẻ con lều chõng từ lớp 1, tôi mới thấy mình may mắn - vì nếu là thời bây giờ, chắc là tôi toi rồi )
Mổi lần bắt đầu tiết học môn mới, cả lớp đứng dậy
nghiêm chỉnh chào thầy cô. Lớp chủ yếu đến từ các tỉnh
phía bắc, và một nhóm các bạn đến từ trường văn hóa quân đội. Các bạn bộ đội từ ăn mặc, tác phong và học tập đều nghiêm chỉnh hơn bọn học
sinh chúng tôi từ các nơi khác nhau hôi lại, đủ hoàn cảnh khác nhau - và cách sống cũng rất khác nhau. Và hình như ngày đó, vẫn có những cái nhìn ít thiện cảm đối với bọn con gái thành phố thì phải (?) - Mùa đông năm ấy, rất rét, ngồi trong lớp rét tay
cóng đơ, có một hôm trong một giờ học tự dưng thấy có mùi khói – có bạn nào đó nghịch ngợm
đốt giấy - để sưởi(?), may thầy ở trên không phát hiện ra. còn nữa, hình như trời rét thì cái bụng cũng chóng đói ...
Ngày đó sách vở it lắm
– ngoài mấy quyển vở bằng giấy vừa sạn vừa đen – sạn đến mức viết bằng bút bi
viên bi bị sạn cào lên dính vào làm nó không lăn được, tắc mực,
còn nếu viết bằng bút mực thì có lúc cái ngòi bị choẽ ra. Chúng tôi cũng có giáo trình, đôi quyển giáo
trình của nhà trường in trên giấy rất tồi, mờ đến mức có trang phải vừa chăm chú
ngắm nghiá vừa đoán…
Trong lớp rất nhiều bạn rất có ý thức với việc học, các bạn ấy thông minh, chăm chỉ, kết quả học rất cao. Đến bây giờ - sau gần nửa thế kỷ, sự khâm phục những tấm gương đó trong tôi vẫn không hề giảm sút. Tôi còn nhớ rất nhiều lần trên đường làng thấy Đăng Lâm – tay cầm giáo trình, đi như người mộng du :-); nhớ sự vật lộn khó nhọc của anh Chung âm lịch với các từ tiếng Nga, và chưa quên vào kỳ thi cuối năm, có một sáng tôi nhìn thấy mặt Lê Việt lọ lem – trông rất dị, hỏi thì bảo “ muội đèn bám vào…” (???)
Trong lớp rất nhiều bạn rất có ý thức với việc học, các bạn ấy thông minh, chăm chỉ, kết quả học rất cao. Đến bây giờ - sau gần nửa thế kỷ, sự khâm phục những tấm gương đó trong tôi vẫn không hề giảm sút. Tôi còn nhớ rất nhiều lần trên đường làng thấy Đăng Lâm – tay cầm giáo trình, đi như người mộng du :-); nhớ sự vật lộn khó nhọc của anh Chung âm lịch với các từ tiếng Nga, và chưa quên vào kỳ thi cuối năm, có một sáng tôi nhìn thấy mặt Lê Việt lọ lem – trông rất dị, hỏi thì bảo “ muội đèn bám vào…” (???)
Chúng tôi học một năm ở đấy - chưa tròn 12 tháng, chưa trọn cả bốn mùa - giữa muà thu vào
học, một mùa đông rét buốt, một mùa xuân chẳng thấy xuân mấy, và nửa đầu mùa hè
thi xong - ai phải thi lại thì trả vào đầu năm học sau, tháng Bảy là khoác ba lô đi đào mương ở Quế võ – Hà Bắc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
huuthanh.ng@gmail.com, binhdannin@gmail.com, xuanvinhbui08@gmail.com, vphuong_h@hotmail.com, ngaugaunguyen@yahoo.com, thanhminhle2002@yahoo.com, ntdan2005@yahoo.com.vn, vutuyen1952@yahoo.com.vn, phongtran.vc5@gmail.com, dungnm20152@gmail.com, pvbenkhtn@gmail.com, pgsts969@gmail.com, thithamvtv2@gmail.com, minhnvhut@gmail.com, vmcthy@yahoo.com, pkchi.ndn@gmail.com, phutho.hoangngocthanh@gmail.com, dshien52@yahoo.com