Người cùng thời – cùng khóa, cùng thành phố, cùng quê hương ..., nhưng mỗi chúng ta đều có cuộc đời rất
khác nhau, từ những chuyện thường ngày trong nhà, ngoài ngõ, từ nơi ăn chốn ở, việc
làm đến những quan hệ khác.
Hà nội là thành phố gắn bó với tuổi thơ của tôi, nhưng quen thuộc với các bạn và gần với các bạn hơn tôi nhiều.
Nice – thành phố nơi tôi đang sống và làm việc, cũng gần gũi nhưng ít gắn bó. Đây là đất nước người.
(Điạ Trung Hải - sớm 06/09 - nhìn từ Nice)Hà nội là thành phố gắn bó với tuổi thơ của tôi, nhưng quen thuộc với các bạn và gần với các bạn hơn tôi nhiều.
Nice – thành phố nơi tôi đang sống và làm việc, cũng gần gũi nhưng ít gắn bó. Đây là đất nước người.
(Thêm một chiếc lá bay sân chùa – chia sẻ với các bạn đôi điều )
(đường bờ biển sớm 06/09)
Nice - theo từ Hy lạp cổ đại " người làm nên chiến thắng " - qui donne la victoire .
Cho dù đời sống đã xuống cấp rất nhiều theo xu hướng chung cuả kinh tế Pháp – thì cũng phải khách quan mà thừa nhận rằng – Nice là một thành phố đẹp, thoáng đãng. Có biển Điạ Trung Hải gần như 300 ngày trong năm phản chiếu mầu xanh tuyệt đẹp của trời xanh, nước mặn, sâu và rất trong, bãi biển thường là đá cuội, muốn có bãi tắm bằng cát thì thành phố phải kè biển rồi mua cát đổ xuống. Thành phố tựa lưng vào Alpes, dẫy núi có những đỉnh tuyết trắng suốt 4 mùa.
Dân Nice rất ít gốc Pháp, người Nice gốc gác chủ yếu chung gốc Địa Trung hải với các nước lân cận, như Ý, Tây ban nha, và rất nhiều từ phía bên kia bờ Bắc phi đến, nên tính cách khá ồn ào – tính cách của dân vùng xứ nóng, xã giao và ít trầm lắng hơn dân vùng khác – (có lẽ là do du lịch nhiều)
Theo thời gian, người Pháp gốc Pháp dần rút về sau núi và vùng đồng quê. Thành phố - khu nhà biệt thư dành cho nhà giàu như St Jean Cap Ferrat thì người giầu mới nổi ở Nga chiếm chổ dần. Thu nhập bình quân của người Pháp theo thống kê của INSEE là khoảng 1800 Euros/tháng. Từ sau khi đổi tiền thành Euros - mức sống cứ dần dần tự nhiên giảm đi, do giá cả cứ lặng lẽ âm thầm tăng và thuế tăng rất nhanh…Và thất nghiệp cũng mỗi năm một tăng, người vô gia cư tăng cùng với người “lưu động“ (Digan - Rom) - từ ngày biên giới mở thì họ cứ tự nhiên vào. Cái nạn người “lưu động” này làm các thành phố như Nice, St Laurent du Var, Menton … tốn rất nhiều tiền. Vì để trục xuất mỗi người, thành phố trả cho họ khoảng 750 Euros, nhưng chỉ 6 tháng sau họ lại trở lại – qủa là một NẠN.
Một ví dụ khác về chi tiêu khá mạnh tay để đảm bảo vệ sinh môi trường - Nice có 4,5 km đường bờ biển, vào mùa du lịch - để giữ sạch cho bãi biển, mỗi sáng có ít nhất 15 nhân viên của Cty vệ sinh môi trường bắt đâu làm từ rất sớm; trên bãi biển có rất nhiều thùng đựng rác - và trong ngày họ đến thay vài ba lần. Cần mẫn, tôi không hiểu mức lương là bao - chắc hơn lương thất nghiệp - lương thất nghiệp của Pháp là 9,50 Euros/giờ .
Hàng tuần, xe rửa đường phố vỉa hè đi phun nước rửa từ vỉa hè xuống lòng đường, Hàng sáng công nhân vệ sinh đi hốt rác, lá lảu, chai bia, vỏ hộp, đầu thuốc lá ... Họ hốt vào xe chứ không tấp xuống cống, hay vào các góc đường khuất ... Thế mà dù ở cạnh biển, cạnh sông, hệ thống cống ngầm được quy hoạch tốt, nhưng tháng 11/2014 - rất nhiều phố của Nice cũng bị ngập úng trong vòng 2 giờ, nước bắt đầu dâng sau khi mưa 20 phút và tới khi tạnh (có khi đây là hiện tượng trong vấn đề thay đổi khí hậu toàn cầu -:))
Tôi không biết cụ thể nhiều về chính sách, nhưng chỉ biết rằng mỗi năm - thuế thu nhập tăng. Theo đó thuế ở, thuế nhà tăng, tỷ lệ tuỳ theo từng khu vực - nhưng dường như không ai có thể trốn được và thành phố sử dụng khá khá vào việc đảm bảo vệ sinh và an toàn
Và dịp Noel - những năm gần đây, thành phố giảm rất nhiều những đèn hoa công cộng, chỉ còn các cửa hàng tư nhân thì đấy là tiền của tư nhân, còn quốc khánh thì gần như không có trang hoàng gì cả....Nghĩa là họ rất tính toán và khá tằn tiện
Bên cạnh đó còn vấn đề tôn giáo – Pháp vốn theo đạo Thiên chúa, nhưng bởi “Tự do, Bình đẳng, Bác ái “ nên càng ngày càng có nhiều vấn đề nan giải. ...
Giờ thì chuyển chủ đề chút - cái ảnh sau đây là tôi đứng từ cửa sổ phòng làm việc chụp xuống sân bên trái toà nhà của công ty.
Nice - theo từ Hy lạp cổ đại " người làm nên chiến thắng " - qui donne la victoire .
Cho dù đời sống đã xuống cấp rất nhiều theo xu hướng chung cuả kinh tế Pháp – thì cũng phải khách quan mà thừa nhận rằng – Nice là một thành phố đẹp, thoáng đãng. Có biển Điạ Trung Hải gần như 300 ngày trong năm phản chiếu mầu xanh tuyệt đẹp của trời xanh, nước mặn, sâu và rất trong, bãi biển thường là đá cuội, muốn có bãi tắm bằng cát thì thành phố phải kè biển rồi mua cát đổ xuống. Thành phố tựa lưng vào Alpes, dẫy núi có những đỉnh tuyết trắng suốt 4 mùa.
Dân Nice rất ít gốc Pháp, người Nice gốc gác chủ yếu chung gốc Địa Trung hải với các nước lân cận, như Ý, Tây ban nha, và rất nhiều từ phía bên kia bờ Bắc phi đến, nên tính cách khá ồn ào – tính cách của dân vùng xứ nóng, xã giao và ít trầm lắng hơn dân vùng khác – (có lẽ là do du lịch nhiều)
Theo thời gian, người Pháp gốc Pháp dần rút về sau núi và vùng đồng quê. Thành phố - khu nhà biệt thư dành cho nhà giàu như St Jean Cap Ferrat thì người giầu mới nổi ở Nga chiếm chổ dần. Thu nhập bình quân của người Pháp theo thống kê của INSEE là khoảng 1800 Euros/tháng. Từ sau khi đổi tiền thành Euros - mức sống cứ dần dần tự nhiên giảm đi, do giá cả cứ lặng lẽ âm thầm tăng và thuế tăng rất nhanh…Và thất nghiệp cũng mỗi năm một tăng, người vô gia cư tăng cùng với người “lưu động“ (Digan - Rom) - từ ngày biên giới mở thì họ cứ tự nhiên vào. Cái nạn người “lưu động” này làm các thành phố như Nice, St Laurent du Var, Menton … tốn rất nhiều tiền. Vì để trục xuất mỗi người, thành phố trả cho họ khoảng 750 Euros, nhưng chỉ 6 tháng sau họ lại trở lại – qủa là một NẠN.
Một ví dụ khác về chi tiêu khá mạnh tay để đảm bảo vệ sinh môi trường - Nice có 4,5 km đường bờ biển, vào mùa du lịch - để giữ sạch cho bãi biển, mỗi sáng có ít nhất 15 nhân viên của Cty vệ sinh môi trường bắt đâu làm từ rất sớm; trên bãi biển có rất nhiều thùng đựng rác - và trong ngày họ đến thay vài ba lần. Cần mẫn, tôi không hiểu mức lương là bao - chắc hơn lương thất nghiệp - lương thất nghiệp của Pháp là 9,50 Euros/giờ .
Hàng tuần, xe rửa đường phố vỉa hè đi phun nước rửa từ vỉa hè xuống lòng đường, Hàng sáng công nhân vệ sinh đi hốt rác, lá lảu, chai bia, vỏ hộp, đầu thuốc lá ... Họ hốt vào xe chứ không tấp xuống cống, hay vào các góc đường khuất ... Thế mà dù ở cạnh biển, cạnh sông, hệ thống cống ngầm được quy hoạch tốt, nhưng tháng 11/2014 - rất nhiều phố của Nice cũng bị ngập úng trong vòng 2 giờ, nước bắt đầu dâng sau khi mưa 20 phút và tới khi tạnh (có khi đây là hiện tượng trong vấn đề thay đổi khí hậu toàn cầu -:))
Tôi không biết cụ thể nhiều về chính sách, nhưng chỉ biết rằng mỗi năm - thuế thu nhập tăng. Theo đó thuế ở, thuế nhà tăng, tỷ lệ tuỳ theo từng khu vực - nhưng dường như không ai có thể trốn được và thành phố sử dụng khá khá vào việc đảm bảo vệ sinh và an toàn
Và dịp Noel - những năm gần đây, thành phố giảm rất nhiều những đèn hoa công cộng, chỉ còn các cửa hàng tư nhân thì đấy là tiền của tư nhân, còn quốc khánh thì gần như không có trang hoàng gì cả....Nghĩa là họ rất tính toán và khá tằn tiện
Bên cạnh đó còn vấn đề tôn giáo – Pháp vốn theo đạo Thiên chúa, nhưng bởi “Tự do, Bình đẳng, Bác ái “ nên càng ngày càng có nhiều vấn đề nan giải. ...
Giờ thì chuyển chủ đề chút - cái ảnh sau đây là tôi đứng từ cửa sổ phòng làm việc chụp xuống sân bên trái toà nhà của công ty.
Phong cách sống – nhìn thoáng đôi khi cũng nhận ra xuất xứ của họ (hic) Đôi lúc nhớ đến những truyện ngắn của các nhà văn viết về những người lính lê dương sang xâm chiếm Việt nam ngày xưa – thì thấy đó cũng như là điều tự nhiên. Cũng có những người đi lính vì lý tưởng, cũng có những bác sĩ, nhà văn, nhà kỹ thuật - có không ít người rất nhân văn. Nhưng lính đánh nhau hồi ấy chủ yếu người thất nghiệp hay đầu trộm đuội cướp đi lính hay bị đi lính – để có tiền nuôi gia đình. Trong số họ - có những người tốt, cũng hiền lương nhưng hoàn cảnh xô đầy, và cũng có không ít lưu manh. Mà lưu manh thì ở đâu, mầu da gì, chủng loại nào cũng là lưu manh …
Thế hệ già, có thể có những bảo thủ nhưng hình như họ vẫn còn giữ được nếp văn minh – có vẻ càng ngày thì sự văn minh ấy nó cũng giảm đi ở thế hệ trẻ. Chúng ích kỷ hơn, cực đoan hơn – và đôi khi tự tin thái quá thành ra thiếu lễ độ và trở nên ngạo mạn, Khá nhiều lần ở sân bay hay hiệu ăn - tôi lại nhận thấy nhiều người Pháp hay khoa trương, “nổ “ như pháo , già cũng như trẻ -:)
Trong đời sống và trong việc làm câu "thùng rỗng kêu to" ở đâu cũng đúng - nhiều khi mệt đầu về sự ồn ào đó quá :-( , rồi lại thấy "...không được việc, lại hay nỏ mồm " nữa (nửa câu này là lấy từ câu các cụ ta ngày xưa khinh phái nữ, nhưng thời hiện đại này tôi ghép vào cho cả 3 giới :-) :-)
Nhưng họ là họ, mình là mình – tôn trọng nhau - cuộc sống bình bình an an – đơn giản vậy thôi
Điều làm tôi ngạc nhiên là cuộc khủng hoảng di cư ở các nước châu Âu hiện nay. Chính phủ thì lo đối phó với khủng hoảng, rõ ràng là sẽ có nhiều vấn đề xã hội. Nhưng TV lại đưa cảnh dân địa phương hồ hởi đón dân nhập cư tự do bất hợp pháp. Họ nghĩ là làn sóng "nô lệ mới" đang tới, giải quyết vấn đề thiếu nhân công? Hệ lụy về sau nhiều lắm chứ? Hay cái đầu mình chưa được xứng tầm văn minh thế giới?
Trả lờiXóaThực trạng là chính phủ, cùng các chính quyền địa phương - cũng như những người dân có ý thức về sự khủng hoảng kinh tế, về nạn thất nghiệp về tương ai của con em họ (là tôi nói những người gọi là người Pháp ít nhất là hai thế hệ) - rất lo lắng về nạn nhập cự trái phép. Nhưng kiểu như gà vướng tóc - không biết giải quyết ra sao, nhất là họ luôn nêu cao "Tự do Bình đẳng, Bác ắi " - Đa đảng và rất nhiều các tổ chức - Và khi để có thêm phiếu bầu thì họ sẵn sàng tuyên bố những gì lọt tai "làn sóng mới " bất chấp thực trạng thực tế.
Trả lờiXóaCó điều đừng tin TV hay báo chí qúa, đôi khi những điều xảy ra nhìn đơn giản lắm - chẳng hạn như người dân đón tiếp người tị nan - đưa cho họ các phương tiện sống - đó là nhân đạo theo nghĩa thông thường vì ai cũng có quyền được sống - nhưng những tở chức đó nhiều khi làm rối tinh các quy trình mà chính phủ hay chính quyền muốn thực thi ... , thế là cứ rối tinh rối mù lên - và trờ thành phức tạp lại phức tạp ...
Ở giữa cuộc sống của họ , nhiều người rất nhân văn, nhưng ngày xưa là nước lớn, có nền văn minh rất nổi tiếng nên suy nghĩ nhiều người theo kiểu "phân biệt tầng lớp " - chẳng hạn - người Pháp những năm 1959-1970 và ngay cả về sau không muốn làm việc ở những mội trường khắc nghiệt vất vả như xây dựng, cầu đường, trồng hái nông nghiệp ..chịu nắng mưa gió tuyết ... -> tình trạng thiếu nhân công - nên đã mở cửa đón rất nhiều dân Bắc Phi - giờ đây những người này đã có thế hệ thứ hai, thứ Ba - họ có quốc tịch Pháp, nhưng điều khác cơ bản là tôn giáo - thành ra không đơn giản chút nào.
Giai đoạn gần đây, chính phủ tăng thuế lên ghê quá, nên các ông chủ tìm cách trốn thuế - vừa tránh phải giả công cho nhân công ở Pháp rất đắt - họ đưa công việc ra nước ngoài, những nước đang phát triển, nhân công rẻ mạt, hay tìm nhân công "noir" nghĩa là những đền chỉ có giấy tờ tạm trú - họ sẽ không phải trả phần đóng góp cho chính phủ ...( là tìm mọi cách để bhạn chế sự trả thuế ) - thế là lại làm cho tình trạng thất nghiệp trong nước Pháp thêm nghiêm trọng
Tôi không quan tâm mấy đến chính trị nhưng - thông tin đa chiều cứ vào tai - rồi qua những cuộc tranh luận của các người phát ngôn thì cũng hiểu ra một it - rồi lại rối tinh lên ... rức đầu lắm.
Túm lại là tình hình rất là tình hình -hic
Ban gái mình phân tích dưới góc nhìn của một người đang sinh sống và làm việc tại Pháp có khác,chuẩn quá Bùi Xuân Vinh oi!
Trả lờiXóaCó phân tích đâu, đây chỉ là vài điếu mình cảm thấy thế, còn có những điều khác nữa - buồn cười nhất là mình cư hay nhớ từ galant thì lại nhớ ngay hình tượng nhân vật Arpagon (Lão hà tiện - Moliere) (:-)
XóaThành phố Nice đẹp và thanh bình quá BXV nhi?Tớ đi Pháp 2 lần nhưng chưa có dịp đến đấy,mong sẽ đến Nice vào dịp có BXV ở đó thì thật là tuyệt vời!
Trả lờiXóaNỏ dám so sánh với Paris, tâm lý mọi ngưòi đi du lịch không thích xuống miền Nam vì xa mà mại cũng chỉ có cảnh rừng, cảnh biển.
XóaNhưng nếu Liên có dịp đi xuống phiá Đông Nam gặp nhau thì sẽ rất vui đấy ... Cái mầu xanh Azur rất là lãng mạn
"Nice...gần gũi nhưng ít gắn bó. Đây là đất nước người." Đúng quá đi mất. Mình cũng đã từng có cảm xúc này. Cảnh vật mê đắm, cuộc sống văn minh nhưng luôn chỉ nghĩ : ước chi nước mình cũng được như vậy.
Trả lờiXóaMình không ước, bởi mội nước có những đặc thù riêng - từ văn hoá, xã hội, kính tế - con người. Mình chỉ mong mỗi nơi đều giữ được phong thái của những nét riêng của văn hoá, và cuộc sống bình yên.
XóaQủa là mình rất nhớ Hà nội của một thời thân quen – bình dị