Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2014

Lan man chút về ngựa

   

                                                                                            (Tranh Từ Bi Hồng)
 (V bên này không có Tết, ngày cuối tuần đầu tiên của năm con ngựa - lan man về ngựa chút)


Ngựa biểu tượng cho sự trung thành và tận tụy đồng thời là biểu tượng cho tài lộc, thành công, hình ảnh con ngựa tung vó hý vang biểu tượng cho sự kiêu hãnh, tự do và thanh khiết
Trong thần thoại Hy lạp, con ngựa gắn với cái thiện , trung nghĩa, Pegagus – con ngựa thần được Zeut phái xuống giúp đỡ loài người – sau khi xong trở lại trời trở thành chòm sao Nhân Mã. Nhân Mã cũng là một trong 12 cung hoàng đạo trong tử vi phương Tây
Ngựa còn được coi là biểu tượng của tự do, dũng mãnh.

Trong thần thoại của các nước bắc Âu có lưu truyền câu chuyện về một con quái vật gọi là ngựa nước, tên là Kelpie. Kelpie có màu trắng toát, có lông mao, có khi hình dạng giống với bạch mã nên bị nhiều người nhầm tưởng, do đó nó đã đánh lừa được nhiều người, khi cưỡi lên nó sẽ đưa đến vùng nước sâu để ăn thịt. Nó còn có thể biến thành cô gái đẹp quyến rũ những người dễ bị quyến rũ (hì)

Việt nam mình cũng có ngựa. Ngựa điạ phương tầm vóc nhỏ, lưng hơi võng, dáng không đẹp - kém thanh thoát, thường là ngựa thồ, và cũng dùng để cưỡi ở vùng núi cao.

Trong tiếng Việt từ ngựa còn được dùng ghép trong nhiều lĩnh vực - “Sức ngựa” (mã lực), “ngựa chứng”, “vành móng ngựa”, “ghế ngựa”.
Các con vật, chẳng dính dáng gì đến ngựa trong tên của chúng cũng có chữ ngựa như bọ ngựa, cá ngựa, sóc ngựa, dơi ngựa, gấu ngựa …
Cây ké đầu ngựa, cỏ roi ngựa, lau đuôi ngựa...
Ở Ninh bình có núi Mã Yên - tôi nhìn cũng thấy giống cái yên ngựa thật, rồi sông Mã ở Thanh Hóa - hẳn khi đặt tên các cụ cũng liên tưởng đến sức mạnh hoặc hình tượng ngựa.
Còn Kim Mã ở Hà nội - có lẽ là có liên quan đến con ngựa vàng trong cổ tích chăng?