Không gặp được bạn dịp này thì ta đi chơi chốn cũ, Dục Tú.
Đạp xe rời nhà từ 14h30, hàn răng nửa giờ rồi không rời xe đạp cho tới tận gần 18h, tóm lại là khoảng 180 phút cho chuyến đi chừng 40km cả đi cả nghỉ và chụp ảnh. (Chuột vào ảnh để xem khổ lớn)
Từ đường 3 rẽ vào bây giờ là đường Dục Tú (tên xã Anh hùng). Ngày đó đường này đi qua nhà máy gạch, thùng đấu sâu và gạch mộc phơi đầy. Bây giờ dọc đường này là các xưởng gia công vật liệu thép (lưới B40, dây kẽm gai,...)
Qua đường tầu hoả thì rẽ trái, thôn Phúc Hậu (mà mình cứ tưởng Dục Tú) ở ngay trước mắt, trải sang bên phải.
Thôn nào bây giờ cũng có cổng đàng hoàng, còn trưng cả huy hiệu Anh hùng.
Ao trước đình làng Phúc Hậu. Ngày trước đi xe đạp toàn đưa xuống đây rửa, cầu ao từ trong sân đình ra qua cái cổng kia.
Đình làng Phúc Hậu, bên phải ngôi đình ngày trước là bếp tập thể của bọn sinh viên. Ông nước mía ở góc ấy xác nhận là đúng, cả bếp bộ đội mà chắc không cùng thời mình. Mấy cậu già choai tinh lắm, hỏi "bác ở đây lâu lắm rồi nhỉ", cái dạng người lạ thơ thẩn về chỉ thế thôi. Có mỗi điều sai, là nó hỏi mình "bác lấy vợ VN à?"
Đi tiếp đường ngoài làng về phía Thạc Quả, cuối làng, chắc ngày xưa bọn mình có lớp học ở mảnh này.
Đường của thôn Phúc Hậu bê tông, qua khỏi cầu này chắc đất Thạc Quả, đường không ra đường.
Đình Thạc Quả, nhỏ hơn nhiều.
Hết Thạc Quả muốn đi sang Ngọc Lôi thì phải chui qua cống dân sinh, bên trên là đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.
Qua cống chui, rẽ trái là đường về Ngọc Lôi xa xa bên phải. Ngay gần bên trái là Đình Tràng.
Cổng làng Ngọc Lôi cũng hoành tráng như ai. Nhưng mà đường làng thì ôi thôi cũng giống Thạc Quả thôi, gạch xếp lá dừa bị tàn phá bởi xe nặng. Cả Đình Tràng và Ngọc Lôi giờ làm sập gụ tủ chè, nói chung là đồ gỗ nội thất. Có cả xẻ gỗ hình điều khiển bằng máy tính mới ghê.
Nếu không nhầm thì đây là sân hợp tác, hơi khiêm tốn, chỗ bếp ăn và tập quân sự?
Theo con đường bên phải đi một hồi thì gặp đình làng Ngọc Lôi. Người ta làm nước máng chảy trước đình song song với máng sau lưng, cảnh quan "có phong thuỷ".
Theo đường ấy đi tiếp thì ra đường lúc vào, ngược tận lối chui đường lớn đi ngoài Thạc Quả để trở về QL3 dọc theo con mương.
Đến cầu Đuống thì mặt trời đã xế. Gần 5 giờ chiều, thật thì không tối như này, cố tình giảm sáng để làm nổi thêm ánh đỏ mặt sông.
Kết thúc một chuyến thăm nơi chốn cũ, tặng bạn nhân dịp gặp hụt :-)
Cái đình và cái ao trước đình làng Phúc hậu, hình như vẫn như xưa - đẹp thế - nhưng còn đường đến và đi cảnh các làng cũng từa tựa nhau may mà có cổng đề tên rõ ràng...
Trả lờiXóaKhông gặp mặt đi về nơi cũ một mình chớp hình, viết bài - tặng bạn - thật qúy. Người ở xa như tôi rất thích - cảm ơn.
(Thế cuối năm có định trở lại với n mình không?)
Cũng là hoàn cảnh xô đẩy thôi chứ có phải làm việc tốt gì đâu. Thời này giữ không làm việc xấu là tốt rồi, he he...
Trả lờiXóaỪm, đâu có đến tốt hay xấu - tôi chỉ nói cảm nhận của tôi thôi mà.
Trả lờiXóaDzới lại bài và ảnh sốt dẻo, làm sân chùa không còn hiu quạnh - là tốt (Híc , lần này thì nói đến tốt rồi đấy).
Đùa chút, nói thật này - bức ảnh chụp chiều tà trên sông Đuống đẹp, chụp bằng máy ảnh hay ĐT đấy?
Cám ơn HT vì, mắc dù chỉ là "hoàn cảnh xô đẩy", nhưng cũng đã giúp những người đang bộn bề lo toan cho cuộc sống có những giây phút lắng lại với những kỷ niệm thời sinh viên sôi nổi.
Trả lờiXóaNgày đó ở Ngọc Lôi, tôi sống cùng phòng với bạn Suy trong chái lớp, chứ không phải ở nhờ nhà dân. Lớp học dựng ở ria cánh đồng. Chúng tôi là một "khu tập thể" đúng nghĩa với mấy phòng, có Hạnh, Bích, chị Hạc, Bắc, chị Ngọc. Đối diện với phòng chúng tôi là nhà bếp. Mỗi lần nhà bếp không nấu cơm, các bạn ở nhà dân có thể xin chủ nhà nhiên liệu để đun nấu, còn chúng tôi lại len lén rút mái lớp (lợp bằng nứa) làm củi. Giường chúng tôi nằm là tấm liếp nứa đặt trên mấy cây cọc gỗ. Một lấn tôi trốn học, cáo ốm, nằm nhà, xoay trở thế nào chẳng biết mà "giường" sập đánh rầm một cái. Thầy trò bên lớp giật cả mình!
Hồi đó, chúng tôi, những sinh viên năm thứ nhất, chỉ biết cắm đầu vào học. Tôi nhớ kỳ thi đầu tiên, bạn Suy không hề nằm xuống trong suốt hai tuần ôn. Bạn ấy cứ ngồi bên cái bàn tự chế trên giường, khi nào mệt quá lại gục xuống ngủ gật. Suốt ngày suốt đêm lẩm bẩm (như phù thuỷ gọi âm binh). Một lần, gữa đêm tôi tỉnh giấc, thấy bạn ấy lẩm bẩm : "Ba nắm xôi to, Sờ cổ na...". Hoá ra bạn ấy đang ôn Nga văn. Tôi hỏi: "Nếu vậy thì ấy phải đọc là Sờ cổ la chứ!". Bạn ấy bảo, sợ lỡ nói ngọng lại viết sai thì chết!
Tuy với đường làng ngõ xóm ở Ngọc Lôi tôi không có nhiều kỷ niệm, nhưng chỉ với những cái tên Dục Tú, Ngọc Lôi đã gới lên trong tôi biết bao là kỷ niệm!
Lần này họp lớp, rất tiếc chúng tôi sẽ không thể đến dự vì đã có kế hoạch đi xa. Nhưng cũng may, nhân dịp BXV về vừa rồi, chúng tôi cũng đã có chút thời gian gặp gỡ nhau. Mong Ban liên lạc tích cực hoạt động để anh em có thể gắp nhau, ít nhất là mỗi năm một lần. Thời gian của chúng ta không còn quá dài nữa đâu!
Đúng đó, tớ đứng thẳng, giơ cả hai tay đồng ý với bạn, thời gian của chúng ta không còn quá dài. Dưng mà có khi cũng vì điều này nên tuổi cao, sức có hạn ... --> cái độ ham vui nó tỷ lệ nghịch (đây là chứng minh theo kiểu vừa diễn dịch vừa quy nạp - hehe)
XóaCòn tớ thì hẹn gặp các bạn vào "mùa hoa sữa " - không đếm số lần - không gặp không đi (hic) .
Đọc còm của Bình Dân, mới biết là các bạn tiếp quản cái phòng đầu hồi trái lớp học bên Ngọc lôi. Tháng đầu nhập trường, tớ ở phòng này đấy. Lúc đó các anh chị K10, còn chưa chuyển hết về Hà nội, nhưng phòng này trống. Vài ngày đâu, K14 chỉ có mỗi một mình là nữ, sau đấy mới đến dần. còn bọn con trai thì cũng đến dần dần, ngủ tạm bên giàng đường. Tối đến, phòng nữ im ắng, đóng cửa sớm, nhưng không ngủ sớm, vì còn được nghe đủ mọi thứ chuyện từ bên cạnh vọng sang ...
Tớ vẫn còn loáng thoáng nhớ khu đó bố trí ra sao, coi lại bức ảnh HT chụp cái gọi là "sân hợp tác " - nếu không nhầm, cái ngõ trong bức ảnh, ngày xưa nhà dân có nhiều cây thị rất xanh, tháng tám - là mùa thu, cũng bắt đầu mùa thụ chín.... Từ cái ngõ đó, đi từ trong láng ra, rẽ trái là nhà ở của cấp dưỡng, có một vài gian của các thầy cô, trước nhà có một giếng nước - có chăng nilon hay gì đó để làm chổ tắm, tiếp đến là giảng đường - có cái gian trái cho nữ sinh viên, rồi đến khoảng đất trống là cái sân đất - cũng có một cái giếng cho nhà bếp và nhà bếp... Tớ nhớ đã không ít hơn một chục lần khuơ chổi quét sân này... Phía trước là cánh đồng, có bờ mương và hàng cây gầy gầy, chẳng nhớ là xoan hay bạch đàn ... Còn hình như nơi tập quân sự thì là mấy thửa ruộng mạ đã nhổ, từ phía bếp đi ra xa thì phải... Đã gần nửa thế kỷ rồi còn gì ...
Lan man vài dòng với bạn.
Chúc các bạn những ngày "hành phương Nam " vui vẻ
@BXV: ảnh chụp chuyến này là máy ảnh du lịch nhỏ trong lòng bàn tay, nhờ vậy nhiều ảnh dọc đường vừa đi vừa chụp. Sông Đuống chiều tà thì dừng lại đàng hoàng :-)
Trả lờiXóa@BD: xả nỗi ấm ức khi thay được cái bàn phím đủ chữ, chúc mừng :-)
Cám ơn nhiều, mặc dù đã từng "cứu net" mà không được!
XóaMọi người có thể xem trên Google Maps hành trình chuyến lượn về chốn cũ này.
Trả lờiXóaNghỉ cuối tuần + Phục sinh, rỗi rãi - nếu ở HN thì cái tính ham vui sẽ được phát huy triệt để cho mà xem :-). Vào ngắm lại ảnh nơi cũ - 3 cái đình làng - Phúc hậu, Thạc quả, Ngọc lôi thấy khác nhau quá, về cái sự hoành tráng - nó nói lên sự bế thế của làng đó ngày xưa - hay là do làng Ngọc lội tiêu thổ kháng chiến, sau mới dựng lại đình nên giống hệt cái nhà 5 gian của dân ?
Trả lờiXóaCái lối ra khỏi sân đình đi về xóm Trại , vẫn thê nhỉ? Dọc cái con đường này có nhà chị Hà + Nga, Triết + Vân, Hồng + Trường, xa xa hơn là cụm Cao + Trượng + Tân, Nhã + Sắc, Tuyên + Việt , Lan + Chiến, và chót sát đướng tầu là chị Mùa với tôi. Tôi nhớ, có một lần chiều tối đi lấy cơm đúng lúc trâu về chuống, có một con trâu hung hăng lồng trên đường, nhưng không nhớ lúc đó làm sao mà tránh được ...
Hy vọng chuyến đi này của HT là để tiền trạm cho Lớp. Tớ thì chẳng thể nhận ra được một mốc quen thuộc nào. Bái phục trí nhớ của các Bạn mình.
Trả lờiXóaBác Trọng Dân ơi, hay là thay vì họp lớp ở bánh tôm Hồ tây thì ta đi thăm nơi cũ nhỉ. Đợi đông người rồi thuê ô tô đi cũng thích mà.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaThành Minh à,
Trả lờiXóaGọi trưởng lão Dân ở đây ư? Đâu có nghe thấy mà trả lời. Nét không phải là địa bàn hoạt động của trưởng lão mà.
Có một điều, tớ nhận thấy là các bạn K14 mình địa bàn hoạt động "thiên la địa võng " trừ Nét - âu cũng là điều đáng mừng - vì "nói trên giời dưới đất đâu đâu, trong suốt như Nét cũng chẳng mang được mầu sắc , mùi vị của đời thường " - cho dù Nét với một tập hợp nhở là nơi trao đổi, giao lưu - chưa kể đó còn là một khi kiến thức rất phong phú...
K14 mình - sau hơn 40 năm vẫn còn giữ lại nét đặc trưng của ngày xưa - là cứ chỉ thoang thoảng kiểu hoa nhài Tràng an (hic). Tớ cứ phân vân về cảm nhận này - rồi tự trách mình là do đi xa lâu - nên có lúc cách thể hiện thành ra vụng về... Chúc bạn vui