Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Lan man trong lúc chờ bài của tác giả mới - (bắt chước, chưa xin phép nhà văn Bảo Ninh)




Từ hôm qua được nghỉ bù – dạo NET - đọc được tin có tác giả k14B mới – thêm một câu chúc mừng cho blog nữa này.
Trong lúc chờ bài của tác giả  mới – may quá, vẫn có bài và ảnh của phóng viên nhanh (người ở xa luôn cảm ơn PV) đưa lên, dù ngược ánh sáng cũng đỡ
1. Nhìn hình và đoán – thấy có anh Nguyên đồng hương Thanh hoá – nên tôi ghép thông tin và cho rằng ảnh này chụp khi các cụ về Thanh hoá thăm Thoả mổ cắt dạ dầy. Qua trang blog đôi khi biết được tin bạn – con bạn đã trưởng thành và đã ra làm việc; cũng qua blog từ nơi xa xôi này, gửi đến người bạn đồng khoá lời chúc chóng bình phục…

Biết Thỏa mổ là bởi hôm trước, tán chuyện với trưởng lão Dân, cụ ý bảo

 - Bọn anh mới về thăm Thoả vừa mổ, Thoả lớp A ấy, em còn nhớ chứ? 
- Nhớ, Thoả lớp B mình, đâu phải lớp A, Trưởng lão lẫn cẫn rồi …

Theo tôi nhớ, năm thứ nhất, Thoả ở cùng với Hà Minh thì phải – nhà chủ trọ cùng phiá với nhóm Cương, Lâm , TMinh, BThuỷ… - nghĩa là từ con đường làng – đi về xóm Đông, phiá lớp mình, thì phải rẻ sang trái – đi qua cái đường bờ ao có mấy cụm tre lơ thơ …Có thể đúng, có thề không đúng, vì đấy chỉ là tri nhớ của một cô bé mới 17 tuổi, mà đã từng ấy năm.

2. Lại nhớ có một lần tám với đồng hương Nam định, Sơn Sì, về hồi sơ tán Bình đà, thời điểm ấy Sơn chưa đi bộ đội. Lớp học trong lớp của nhà chung nhà thờ Thạch bích, đi qua một đoạn đường quốc lộ số 6 - trồng toàn cây giống cây bồ kết hoa vàng, sau đó là đoạn đường làng trồng cây găng có gai làm hàng rào. Có một hôm Đặng Thuỷ nhận được một cái lá xanh có ba cái gai găng nhọn đâm xuyên - cả bọn cười nghiêng ngả…
- Này đồng hương, ai gửi cái lá đó nhỉ?
- Tớ không biết, mà lâu quá rồi, …. Tên của bạn cùng lớp, tớ cũng chẳng còn nhớ nhiều
- Tớ thì còn nhớ kha khá – các bạn nữ thì nhớ hết
- Lớp mình cũng nhiều nhóm nhỏ …
- Ừ, lớp mình có đặc điểm hơi là lạ..,
- Hồi ấy con nít, nhưng cứ hay ra vẻ là người lớn nhỉ? Bơ bơ đi - mới rồi có dịp gặp lại thấy cũng bổi hổi…
- Hic hic – bổi hổi à - sao không chụp ảnh người đó lại cho tớ ngắm dzới …
- Ờ, ờ, quên đi mất …với lại mạnh mồm thôi, chứ vẫn run lắm …
Câu chuyện nói đến một người thứ ba, về những kỷ niệm trẻ con, bạn cười và tôi cũng cười  Giờ thì ai yên phận nấy, nói cho vui, nhắc cho vui …


3 .Lại hôm trước đọc bài của Viết Minh, thấy có ảnh chụp nhà trọ cũ của Thêm, anh Hách và anh Đức với lơi chú – anh con cụ chủ nhà cố tình giữ ngôi nhà y nguyên vậy. Đúng như hình ảnh trong ký ức của tôi – ngôi nhà ngói ngày ấy rất bề thế, chỉ có điều là tôi thấy nó dường như thấp hơn ngày xưa. Trong óc tôi, hình ảnh cái hè rộng và cao – tôi thường ngồi chầu rìa xem tiến lên hay tú lơ khơ bôi râu – sao mà cao thế …
Tôi còn nhớ khá rõ những hình ảnh ngày ấy của thôn Hậu, nhưng là ngày ấy – nhìn ảnh bây giờ - thì không như trong ký ức nữa rồi - chẳng hiểu sao tôi có cảm giác là lạ - không hẳn tiếc nuối, cũng chẳng phải níu kéo - Chấp nhận “đời “ mà.

4. Tôi có quan hệ khá đặc biệt với nhóm đồng hương Thanh Hoá – không gần gũi nhưng lại thân thiết chứ không khách sáo. Thanh hóa không phải quê cha đất tổ, nhưng là mảnh đất đã cưu mang anh chị em tôi những năm kháng chiến. Tôi không có ký ức nào vì khi gia đình đã rời đi khi tôi mới chập chững biết đi…Nhưng còn nhiều dây mơ rể má –
Tôi có môt người em kết nghĩa (chỉ nhận thế thôi, nhưng cũng hay chuyện trò) - Quang Minh, học lớp A, cùng khoá. người Thanh hoá. Hơn tuổi tôi nhưng cứ gọi tôi là chị - cũng như Trò lớp A ( vì  thấy tôi to xác - hic), và chúng tôi nhận chị em, tôi thích chí lắm vì ở nhà là con út, giờ có người gọi chị .Năm thứ hai khi còn ở Thượng đình - mội lần gặp ở cầu thang hay hành lang, sân trường, Minh thường hay nói chuyện với tôi về đất Thanh hoá nghèo, quê hương Minh... Minh đi bộ đội, cùng đợt với Chí Dũng và hy sinh. Tôi chĩ biết được tin qua CD rất lâu sau. Có lần gọi điện cho cô em gái Minh mà không được....
Thêm vào đó, đất Thanh hoá xa xưa trong câu chuyện của gia đình, rồi sau nữa khi tôi tốt nghiệp ĐH, có ông
người Yên định lấy bà dì họ, đến đặt vấn đề với bố mẹ tôi, xin tôi về làm em dâu  (Hic hic ) do cái duyên nó chưa sinh nên em trai út chú ấy về tắm ao làng - cô gáI hàng xóm ra học kinh tế ở Hà nội;  còn tôi ra nhập “ cái bang “
Nhắc đến ông chú này vì loanh quanh thế nào những năm đầu 1970 khi các bạn nhập ngũ vào  sư 325 – tôi được nghe chuyện 2 chiều.
Bạn kể  “Có thủ trưởng giảng chính trị rất chi là nguyên tắc, luôn nêu cao lập trường …“
Chú nói “ Bọn lính sinh viên thông minh, nhưng rất hay lý sự, và khó ép vào kỷ cương …”
Sau thời gian huấn luyện, các bạn, và cả các thầy giáo của tôi cũng như ông chú vào Quảng trị. Suốt mấy năm ác liệt, hy sinh rất nhiều, người vượt qua cái chết trở về chỉ sau khi chiến tranh kết thúc.
Đến giờ đã hơn 40 năm chiến tranh dừng
5.Tri ân những người đã hy sinh để gìn giữ cuộc sống hoà bình. Người hy sinh đã khuất rồi - sự mất mát không gì bù đắp được, nói gì cũng không thể trả lại cuộc sống của những người con của các gia đình đó. Là người dân bình thường, tôi chỉ còn biết luôn tự răn mình “ hãy sống tốt, làm sao bớt đi nỗi băn khoăn,  bớt hổ thẹn với người đã khuất và cả với người đang sống “

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

huuthanh.ng@gmail.com, binhdannin@gmail.com, xuanvinhbui08@gmail.com, vphuong_h@hotmail.com, ngaugaunguyen@yahoo.com, thanhminhle2002@yahoo.com, ntdan2005@yahoo.com.vn, vutuyen1952@yahoo.com.vn, phongtran.vc5@gmail.com, dungnm20152@gmail.com, pvbenkhtn@gmail.com, pgsts969@gmail.com, thithamvtv2@gmail.com, minhnvhut@gmail.com, vmcthy@yahoo.com, pkchi.ndn@gmail.com, phutho.hoangngocthanh@gmail.com, dshien52@yahoo.com