Thói quen nghĩ về trường mình là
kèm theo đó có chút tự hào vì đó là ngôi trường duy nhất dạy về nghiên cứu cơ bản
trong cả hai lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hôi. Những cái tên gọi
giản dị : khoa Lí, khoa Toán, khoa Hóa, khoa Văn, khoa Sử……đồng hành cùng các
tên tuổi của các nhà khoa học, nhà sư phạm
nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực cho đến nay vẫn được bao thế hệ sinh viên nhắc đến với tấm lòng biết ơn , cảm phục và
trân trọng. Mình có cảm giác giờ đây cái khoa Vật lí của chúng mình (nằm
chung số phận như các khoa khác của trường cũ) dường
như bị bé đi một chút – mặc dù cơ sở vật chất chắc phải hơn xưa rất nhiều - và hình như đã bị lọt thỏm trong cái mô hình đồ sộ bao gồm các
Trường trực thuộc , các Viện nghiên cứu khoa học thành viên, các Khoa, các Trung tâm nghiên cứu đào tạo trực
thuộc.
Mình biết đây chỉ là cái cảm giác của riêng
mình, nó mơ hồ và hình như cũng chẳng có cơ sở nào nhưng nghĩ về khoa cũ , trường
xưa vẫn thấy lưu luyến, thấy có gì đó vững chãi để gửi trọn niềm tin, niềm tự hào vì đã từng là
học sinh của Trường. Không biết nghĩ thế
này là do mình “hoài cổ” hay là cũng tại
cái Trường mới chưa tạo được ấn tượng cho riêng mình ???
Quan điểm của tớ thì thế này này - nhựng sự Khắc nhập - hay Khắc xuất - nó xa xa cái phận sinh viên - nên tớ không thấy sao cả. Bởi vì điều ghi lại trong tâm hồn, trí nhớ của tớ là Trường Đại học Tổng hợp Hà nội, với lại tớ cực kỷ bảo thủ - nên ai nói mới lạ gì mặc ai - (hic). Ngay cái chùa bà Đanh này cũng có tên là Bạn cũ K14 Đại học Tổng hợp Hà nội - với tớ thế là rất đủ rồi
Trả lờiXóaĐHQG là một cách để thổi một số người lên hơn Hiệu trưởng của một trường "cũ". Cũng là một cách mà Đảng và Chính phủ tạo ra cú đấm thép trong ngành đào tạo đại học. Cứ nhìn các GS, TS và nhìn vào công trình của họ được xã hội thừa nhận thì biết đấm mạnh thế nào. VN mình bây giờ toàn "nhất" là nhờ đó.
Trả lờiXóa