Carnaval de Nice
– là một trong những lễ hội nổi tiếng, thường bắt đầu vào thứ sáu, tuần
thứ hai của tháng hai mỗi năm và kéo dài 3 tuần. Chủ đề của mỗi năm khác nhau «Vua quảng cáo» , «Vua nghệ thuật» «Vua ẩm thực»…– năm nay là «Vua âm nhạc».
Carnaval de Nice đã có từ rất xa xưa, lần
đầu tiên được nhắc đến trong một bài viết năm 1297 còn lưu lại được là của Charle 2 d’Anjou - vị bá tước vùng Provence. Tới năm 1871 – thì Ủy ban
lễ hôị (commité de Fete) được thành lập với sự bảo trợ của một nhóm người danh
giá và giàu có (ủy ban này đến 1996 được thay bằng Du lịch thành phố ). Lễ hội
trở thành cuộc trình diễn có quy mô lớn. Từ năm 1873 – bắt đầu có các chủ đề
«Vua», với sự đỡ đầu của 2 cha con nghệ sĩ Mossa.
Năm 1914 và 1939
– năm trước của hai cuộc đại chiến tranh thế giới, lễ hội vẫn diễn ra bình
thường với chủ đề là «Thuần phục ngựa thần – Persée dur Pegase» –
và chủ đề «Vua của sự xinh đẹp và cười – Roi de la
jolie et rire», nhưng năm 1915 và 1940 thì bãi bỏ mặc dù đã chuẩn bị hai
chủ đề khá hài hước «Vua Điên – Roi des Fous « và « Điện hạ của sự
điên loạn - Sir de la Folie ».
Và chủ đề kỳ quặc này đã được thực hiện năm 1991 - « Vua Điên » với lý do trước nguy cơ khủng bố của Chiền tranh vùng vịnh
Và chủ đề kỳ quặc này đã được thực hiện năm 1991 - « Vua Điên » với lý do trước nguy cơ khủng bố của Chiền tranh vùng vịnh
Ngoài diễu hành của
các xe Vua – còn có cuộc diễu hành «mưa hoa» rất ngoạn mục. Hàng nghìn cành hoa
tươi : lys, mimosa, cúc được các cô gái xinh đẹp trang điểm lộng lẫy đứng
trên các xe chất đầy hoa, tung nhẹ nhàng về phía khán giả.
Vùng duyên hải này có nhiều rừng mimosa, và các cánh đồng trồng hoa. Grasse là nơi sản xuất tinh dầu hoa các loại - mimosa, oải hương, nhài, hoa hồng, hoa cam dại ... nổi tiếng) |
Số tiền đầu tư và
thu về của lễ hội không hề nhỏ.
Ví dụ năm 2012, có hơn 400000 người xem, trong đó có hơn 192000 vé bán (2,4 tri ệu Euros) - còn nếu tính cả du lịch, hàng ăn, đi lại, khách sạn, số lượng sản phẩm bán được … thì tổng số tiền số thu vào khoảng từ 30 đến 33 triệu Euros.
Ví dụ năm 2012, có hơn 400000 người xem, trong đó có hơn 192000 vé bán (2,4 tri ệu Euros) - còn nếu tính cả du lịch, hàng ăn, đi lại, khách sạn, số lượng sản phẩm bán được … thì tổng số tiền số thu vào khoảng từ 30 đến 33 triệu Euros.
Mỗi một lần diễu
hành của Đức Vua, thường cần tới 1500 người, rất nhiều diễn viên, bảo
vệ, hướng dẫn viên …., chi phí cho lễ hội năm 2012 là khoảng 7 triêu Euros
Xem ra người VN thích chùa Bà Đanh hơn là thứ lễ hội ồn ào náo nhiệt này.
Trả lờiXóaỞ mình ngày nào chả ồn ào náo nhiệt, vắng vẻ thanh tịnh, vì thế, mới là quý hiếm.
(AQ tí cho đời thanh thản, giữ được nụ cười kiểu BXV ở bển).
Lúc khởi đầu, lể hội mang tính văn hoá và nhiều mầu sắc tôn giáo, nhưng càng ngày thì càng thành "kinh tế, du lịch ". Và ít ra là sau mỗi đám rước khoảng 3giờ sáng thì công ty vệ sinh thành phố đi dọn rác ngay - sáng sau đã sạch như thường.
Trả lờiXóaCái chùa bà Đanh có cái duyên của nó mà.
Đọc bài này của XV tự nhiên mình lại nhớ tới lễ hội Cổ Loa của VN mình. Lễ hội tổ chức từ 6-16 tháng giêng âm lịch để tưởng nhớ Thục Phán An Dương Vương, người đã được vua Hùng Vương thứ 18 nhường ngôi vào đầu thế kỷ 3 trước công nguyên, đặt tên nước Âu Lạc và định đô tại Cổ Loa. Đây cũng là một lễ hội gắn liền với truyền thuyết về chiếc nỏ thần và câu chuyện tình đẫm nước mắt Mỵ Châu - Trọng Thủy. Bây giờ lễ hôi được tổ chức rất hoành tráng ( thì cũng như tất cả các lễ hội khác ấy mà), mình chưa đi lần nào nhưng chắc đông vui và náo nhiệt lắm.
Trả lờiXóaKý ức của mình về Cổ Loa thì lại gắn với năm đầu lớp bọn mình sơ tán ở Dục tú ấy. mà nó lại chẳng liên quan đến lễ hội mà là chủ đề ẩm thực mới lạ. Chẳng là bên Cổ loa có một cửa hàng mậu dịch (tất nhiên là của nhà nước rồi), thi thoảng mình cùng với một hay hai bạn nữ đến đó để đổi bánh mì hoặc quẩy bằng tem gạo. Từ chỗ bọn mình ở sang đó nếu đi tắt trong làng sẽ men theo bờ đất mà nghe bà con nói đó là di tích cũ của thành cổ xưa, thi thoảng cũng lang thang vào Đền nhưng cũng chỉ ở phía ngoài còn đóng kín mít cả, mà cũng chẳng có ai mà hỏi han, đâu có dễ dàng như bây giờ. Xe pháo chẳng có , toàn "căng hải" vậy mà đi nhiệt tình, đổi được bao nhiêu mang về bấy nhiêu, không "ngót " cái nào, như thế thì chắc không phải đói lắm mà là kết hợp để được đi "ngắm cảnh". Từ hồi đó mình cũng chưa quay lại Cổ Loa lần nào nhưng góp vui đâu đó thì cũng cứ hãnh diện khoe "tớ đã đến rồi" - nhưng hóa ra cũng mới biết được tí tẹo, mới đặt chân được đến sân Đền. Xem ra bệnh sĩ cũng tiềm ẩn.
Cửa hàng mậu dịch, có phải gọi là Đống Lủi ở mặt đường quốc lộ từ HN lên. Bọn tôi thỉnh thoảng đi mãi ra đấy, bằng xe đạp nên cũng không xa như các bạn đi chân, ăn mì "không người lái". Mà có phải ngày nào cũng ăn đâu.
XóaBây giờ mì ăn liền còn bị chê là hôi mùi dầu chao.
Đường từ Dục Tú ra Cổ Loa nhỏ tí cho xe đạp được thôi, đi trên mặt hoặc ven tường thành, có hồi còn tập quân sự, bắn đạn thật súng thể thao ở đấy.
Tớ góp thêm đôi lới:
Trả lờiXóa1- Về Cổ loa - với thục Phán An Dương vương và vụ nỏ thần - làm tớ tò mò từ bé, mãi gần đây mới biết " nỏ thần " ý nói là An Dương vương có một đội quân bán cung nỏ rất thiện nghệ :-) (lúc phát hiện ra sung sướng vô cùng - hoá ra điều làm cho người ta sướng cũng cực đơn giản ).
2. Tớ còn biết ở Cổ loa ngoài cái tường thành bằng đất mà phải nhắm mắt vào tưởng tượng mới thấy ( !!!) - còn có bãi trám xanh tuyệt đẹp - chẳng hiểu có phải là rừng trám thời An dương vương còn sót lại không nữa?
3. Tớ đã vào đền rồi - ngày ấy cón chưa có những sự sửa sang mới, nên đền vẫn cổ kính và thanh vắng, Đã đến tận bờ giếng Ngọc, ngắm nghiá - bởi theo lới truyền tụng thì nước đó rửa ngọc trai từ biển Đông thì sẽ sáng ngời - ngắm mà không phát hiện được gì.
4. Tớ còn nhớ ở Cổ loa có cái chợ và có một cái cửa hàng ăn uống, tớ đã từng ăn phở không người lái ở đấy. Và có một lần được chứng kiến một bà đi chợ "ca dân ca vọng cổ ", khi bị một nhân vật - con trai - của B1B tông vào quang gánh...(hic)
Tớ còn nhớ đôi, ba, bốn, năm chuyện nho nhỏ khác. À, mà có một lần cách đây khoảng 10 năm tớ quay lại Dục tú, nhưng chỉ có Dục tú hồi sơ tán là còn lại mãi trong ký ức :-( :-)